Năng suất thân thịt khi mổ khảo sát

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lợn đực lai có thành phần di truyền khác nhau đến năng suất sinh sản của nái lai F1(Landrace Yorkshire) và năng suất, chất lượng thịt của các con lai thương phẩm (Trang 94 - 101)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.3.1.3. Năng suất thân thịt khi mổ khảo sát

Năng suất thân thịt sau khi giết mổ là yếu tố quan trọng mà ngƣời giết mổ quan tâm. Đây là những chỉ tiêu ảnh hƣởng tới hiệu quả kinh tế của ngƣời bán.

Tiến hành mổ khảo sát với tổng số 40 con lợn thịt để đánh giá năng suất và chất lƣợng thân thịt của ba tổ hợp lai. Kết quả về các chỉ tiêu năng suất và chất lƣợng thân thịt đƣợc trình bày ở bảng 4.10.

- Khối lƣợng giết thịt.

Khối lƣợng giết thịt cao nhất ở tổ hợp PiDu25 × F1(L × Y) (111,88 kg), tiếp đến là tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) (111,10 kg) và thấp nhất là tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) (102,17 kg), tuy nhiên khơng có sự sai khác thống kê về chỉ tiêu này giữa các tổ hợp lai (P>0,05).

Bảng 4.10. Các chỉ tiêu năng suất thân thịt Chỉ tiêu PiDu25 × F1(L × Y) (n=16) PiDu50 × F1(L × Y) (n=12) PiDu75 × F1(L × Y) (n=12) LSM ± SE LSM ± SE LSM ± SE Khối lƣợng giết thịt (kg) 111,88 ± 2,60 111,10 ± 3,01 102,17 ± 3,01 Khối lƣợng thịt móc hàm (kg) 88,70 ± 2,06 88,22 ± 2,38 82,10 ± 2,38 Tỷ lệ thịt móc hàm (%) 79,35 ± 0,33 80,13 ± 0,38 80,34 ± 0,38 Khối lƣợng thịt xẻ (kg) 78,39 ± 1,85 78,12 ± 2,25 72,52 ± 2,25 Tỷ lệ thịt xẻ (%) 70,09 ± 0,43 70,97 ± 0,49 70,90 ± 0,49 Dài thân thịt (cm) 91,50 ± 0,53 91,08 ± 0,61 90,50 ± 0,61 Độ dày mỡ lƣng (mm) 26,02a ± 1,02 23,47ab ± 1,23 21,64b ± 1,18 Tỷ lệ thịt nạc (%) 54,66a ± 0,67 56,32a ± 1,80 59,97b ± 0,77

Diện tích cơ thăn (cm2

) 54,85 ± 1,71 57,40 ± 1,97 60,74 ± 1,97

* Ghi chú: các giá trị trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

- Tỷ lệ thịt móc hàm và tỷ lệ thịt xẻ.

Tỷ lệ thịt xẻ và tỷ lệ móc hàm là những chỉ tiêu đánh giá năng suất thịt của lợn, phụ thuộc vào giống lợn, thời gian nuôi, tuổi giết mổ, điều kiện ni dƣỡng chăm sóc và mức độ ni vỗ béo. Tỷ lệ móc hàm của ba tổ hợp lai là gần tƣơng đƣơng nhau (từ 79,35% đến 80,34%), khơng có sự sai khác thống kê về chỉ tiêu này giữa ba tổ hợp lai (P>0,05).

Sather et al. (1995) cho biết lợn đực không thiến, lợn đực thiến và lợn cái ở khối lƣợng khoảng 90-100 kg đạt tỷ lệ thịt móc hàm tƣơng ứng 80,50; 82,80 và 82,70%, lợn đực thiến và lợn cái có tỷ lệ thịt móc hàm cao hơn so với lợn đực khơng thiến và có sự sai khác thống kê (P<0,05).

Kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs. (2005) cho biết, tỷ lệ móc hàm của tổ hợp lai D × (L × Y) là 79,70%, Du × (Y × L) là 78,14%. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006b) cho biết, sử dụng nái F1(L × Y) phối giống với đực Du và Pi có khối lƣợng giết mổ tƣơng ứng 93,89 và 92,08 kg, tỷ lệ thịt móc hàm của hai tổ hợp lai là 78,10 và 79,53%. Theo Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010), lợn nái F1(L × Y) phối giống với đực L, Du và PiDu, khối lƣợng giết mổ tƣơng ứng 101,16; 97,32 và 99,32 kg, tỷ lệ thịt móc hàm của ba tổ hợp lai đạt tƣơng ứng là 79,99; 79,75 và 81,59%. Vũ Đình Tơn và Nguyễn Công Oánh (2010) nghiên cứu hai tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L × Y) phối giống với đực Du, L cho biết tỷ lệ thịt móc hàm đạt 79,07; 78,02 %. Tổ hợp lai (Pi × Du) × Y), (Pi × Du) × L và (Pi × Du) × (L × Y) đạt tỷ lệ thịt móc hàm 79,57; 79,95 và 80,17 % (Phan Xuân Hảo và cs., 2009). Nhƣ vậy, tỷ lệ thịt móc hàm của các tổ hợp lợn lai trong nghiên cứu của chúng tôi nằm trong phạm vi công bố của các tác trên.

Tỷ lệ thịt xẻ ở tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) đạt 70,09%; tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) đạt 70,97% và tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) đạt 70,90%. Khơng có sự khác thống kê về chỉ tiêu này giữa ba tổ hợp lai (P>0,05).

Nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs. (2002) cho biết, tỷ lệ thịt xẻ của tổ hợp lai Du × (L × Y) là 70,90 % ở lần thí nghiệm thứ nhất và 72,70 % ở lần thí nghiệm thứ hai.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thiện (2002 ) cho biết, con lai Du × (L × Y) và Du × (Y × L) ni tại Viện Chăn ni đạt tỷ lệ thịt xẻ tƣơng ứng là 72,70% và 73,38%; tại Tam Đảo con lai Du × (L × Y) tỷ lệ thịt xẻ đạt 74,97%; Nguyễn

Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006b) nghiên cứu, sử dụng nái F1(L × Y) phối giống với đực Du và Pi, khối lƣợng giết mổ tƣơng ứng 93,89 và 92,08 kg, có tỷ lệ thịt xẻ đạt 69,00 và 70,95%. Lợn nái F1(L × Y) phối giống với đực L, Du và PiDu, khối lƣợng giết mổ tƣơng ứng 101,16; 97,32 và 99,32 kg có tỷ lệ thịt xẻ đạt tƣơng ứng là 70,63; 67,93 và 71,89% (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn, 2010). Theo Vũ Đình Tơn và Nguyễn Cơng nh (2010), hai tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L × Y) phối giống với đực Du, L có tỷ lệ thịt xẻ đạt tƣơng ứng 70,09; 68,05 %. Tổ hợp lai (Pi × Du) × Y), (Pi × Du) × L và (Pi × Du) × (L × Y) đạt tỷ lệ thịt xẻ là 71,37; 71,55 và 71,60 % (Phan Xuân Hảo và cs., 2009). Nhƣ vậy, tỷ lệ thịt xẻ của các tổ hợp lợn lai trong nghiên cứu này nằm trong phạm vi công bố của nhiều tác giả khác.

- Tỷ lệ thịt nạc.

Tỷ lệ thịt nạc của tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) đạt cao nhất với 59,97 %, tiếp đến là tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) với 56,32 % và thấp nhất là tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) với 54,66 %. Khơng có sự sai khác thống kê giữa tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) với tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) (P>0,05), nhƣng có sự sai khác thống kê giữa tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) với tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) và tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) (P<0,05).

Sự khác nhau về tỷ lệ thịt nạc của ba tổ hợp lai đƣợc thể hiện trên biểu đồ 4.10.

54,66 56,32 59,97 0 10 20 30 40 50 60 70

PiDu25 × F1(L×Y) PiDu50 × F1(L×Y) PiDu75 × F1(L×Y)

Tổ hợp lai %

Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu đã thực hiện việc xác định các chỉ tiêu liên quan tới tỷ lệ thịt nạc trên thân thịt lợn bằng một số phƣơng pháp khác nhau. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006b), Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008), Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi (2010) xác định tỷ lệ thịt nạc theo phƣơng pháp kinh điển: mổ khảo sát, lọc và tách riêng từng phần nạc mỡ, xƣơng, da. Vũ Đình Tơn và Nguyễn Cơng nh (2010), Phan Xn Hảo và Hồng Thị Thúy (2009), Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010), McCann et al. (2008), (Kosovac et al., 2009), (Magowan et al., 2009) xác định tỷ lệ thịt nạc theo phƣơng pháp của Branscheid et al. (1987) nhƣ trong thí nghiệm

của chúng tơi.

Với các phƣơng pháp trên, Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006b) cho biết khối lƣợng giết mổ và tỷ lệ thịt nạc của hai tổ hợp lai Du × (L × Y) và Pi × (L × Y) tƣơng ứng là 93,89 và 92,08 kg; 61,78 và 65,37%. Theo Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008), khối lƣợng giết mổ và tỷ lệ thịt nạc của 4 tổ hợp lai Du × (L × Y), Du × (Y × L), L19 × (L × Y), L19 × (Y × L) lần lƣợt là: 81,63; 81,19; 79,06 và 78,89 kg; 58,87; 58,96; 57,21 và 57,24%. Phan Xuân Hảo và Nguyễn Văn Chi (2010) thông báo khối lƣợng giết mổ và tỷ lệ thịt nạc của hai tổ hợp lai giữa đực Omega với nái F1(L × Y) và đực PiDu với nái F1(L × Y) tƣơng ứng là 94,86 và 96,19 kg; 61,54 và 57,09%.

Do phƣơng pháp xác định tỷ lệ thịt nạc khác nhau, chƣa thể đƣa ra nhận xét so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả của các thí nghiệm nêu trên.

Tuy nhiên, cùng phƣơng pháp xác định tỷ lệ thịt nạc, kết quả nghiên cứu của Vũ Đình Tơn và Nguyễn Cơng nh (2010) cho biết khối lƣợng giết mổ và tỷ lệ thịt nạc của hai tổ hợp lai Du × (L × Y) và Pi × (L × Y) tƣơng ứng là 87,42 và 86,28 kg; 55,16 và 53,39%. Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) thông báo khối lƣợng giết mổ và tỷ lệ thịt nạc của tổ hợp lai PiDu × (L × Y) tƣơng ứng là 92,60 kg; 56,51%. Nguyễn Văn Thắng và cs. (2010) cho biết tỷ lệ thịt nạc của các tổ hợp lai L × (L × Y), Du × (L × Y) và (Pi × Du) × (L × Y) đạt tƣơng ứng 55,56; 56,60 và 60,93%. McCann et al. (2008) công bố tỷ lệ thịt nạc của hai tổ hợp lai Du × (L × Y), Pi × (L × Y) tƣơng ứng là 56,50 và 55,30 %. Hai tổ hợp lai Du × (L ×

Y) và Pi × (L × Y) đạt tỷ lệ thịt nạc tƣơng ứng là 56,94 và 60,71% (Kosocvac et

al., 2009). Các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L × Y) với đực L, Pi Austrian, Pi Belgium đạt tỷ lệ thịt nạc 59,90; 60,80 và 61,10 % (Magowan et al., 2009).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi về chỉ tiêu tỷ lệ thịt nạc ở các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L × Y) phối giống với đực lai PiDu25, PiDu50, PiDu75 tƣơng đối phù hợp với các cơng bố trong và ngồi nƣớc nhƣng lại thấp hơn công bố của Phạm Thị Đào (2014) cho biết tỷ lệ thịt nạc của con lai Pi × F1(L × Y) đạt 60,44% khi sử dụng cùng phƣơng pháp xác định.

Nhƣ vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi, khi xác định tỷ lệ nạc bằng cả hai phƣơng pháp (siêu âm trên cơ thể lợn sống trƣớc khi giết thịt và mổ khảo sát) kết quả đều cho thấy tỷ lệ thịt nạc của tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) đạt cao nhất, tiếp đến là tổ hợp lai tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) và thấp nhất là tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y).

Kết quả nghiên cứu nhận thấy khi sử dụng lợn đực lai PiDu có thành phần di truyền của Piétrain Re-Hal lớn sẽ làm tăng tỷ lệ nạc của con lai thƣơng phẩm. Con lai thƣơng phẩm đƣợc tạo ra từ lợn nái F1(L × Y) phối với đực lai PiDu có 75% thành phần di truyền của đực Piétrain Re-Hal đã nâng cao tính trạng tỷ lệ nạc so với con lai thƣơng phẩm đƣợc tạo ra từ lợn nái F1(L × Y) phối với đực lai PiDu có 50 và 25% thành phần di truyền của đực Piétrain Re-Hal.

- Dài thân thịt

Chỉ tiêu dài thân thịt của ba tổ hợp lai tƣơng ứng là 91,50 cm; 91,08 cm và 90,50 cm; khơng có sự sai khác thống kê giữa ba tổ hợp lai (P>0,05).

Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006b) cho biết, dài thân thịt của tổ hợp lai Du × (L × Y) là 92,49cm. Nguyễn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2010) cho biết chỉ tiêu dài thân thịt của tổ hợp lai L19 × (L × Y) đạt 95,25cm, tổ hợp lai L19 × (Y × L) đạt 94,67, tổ hợp lai Du × (L × Y) đạt 93,17 và tổ hợp lai Du × (Y × L) là 91,75cm. Kết quả của chúng tôi nghiên cứu về chỉ tiêu này thấp các kết quả nghiên cứu trên.

Tuy nhiên kết quả về chỉ tiêu dài thân thịt nằm trong phạm vi công bố của Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008), dài thân thịt của Du × (L × Y) và Du × (Y × L) lần lƣợt là 90,87 và 90,40cm.

- Độ dày mỡ lƣng

Tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) có độ dày mỡ lƣng thấp nhất (21,64 mm), tiếp đến là tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) (23,47 mm) và tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) có độ dày mỡ lƣng là cao nhất (26,02 mm). Khơng có sự sai thống kê về độ dày mỡ lƣng giữa tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) với tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) và tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) (P>0,05), nhƣng có sự sai khác thống kê giữa tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) và tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) (P<0,05).

Độ dày mỡ lƣng của ba tổ hợp lai đƣợc minh họa trên biểu đồ 4.11.

21,6423,47 23,47 26,02 0 5 10 15 20 25 30

PiDu25 × F1(L×Y) PiDu50 × F1(L×Y) PiDu75 × F1(L×Y)

Tổ hợp lai mm

Biểu đồ 4.11. Độ dày mỡ lƣng của ba tổ hợp lai khi mổ khảo sát

Dày mỡ lƣng trung bình ở tổ hợp lai Du × (L × Y) và Pi × (L × Y) là 25,0 và 22,0 cm (Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2006b), ở ba tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L × Y) phối giống với đực L, Du và PiDu, dày mỡ lƣng trung bình đạt tƣơng ứng là 24,95; 20,64 và 19,12 mm (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn, 2010). Theo Vũ Đình Tơn và Nguyễn Cơng Oánh (2010), hai tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L × Y) phối giống với đực Du, L dày mỡ lƣng trung bình 19,48 và 23,95

mm. Nhƣ vậy kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu này nằm trong phạm vi công bố của các tác giả trên. Tuy nhiên kết quả của ba tổ hợp lai trên lại cao hơn kết quả của

Phạm Thị Đào (2014) khi nghiên cứu trên tổ hợp lai Pi × F1(L × Y) có độ dày mỡ lƣng là 16,5 cm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy khi sử dụng lợn đực lai PiDu tạo lợn lai ni thịt trong đó có thành phần di truyền của Piétrain Re-Hal lớn đã làm giảm độ dày mỡ lƣng của cá thể lai vì chúng đƣợc thừa hƣởng thêm ƣu thế của giống Piétrain. Cụ thể, khi sử dụng đực lai PiDu75 tạo lợn lai ni thịt, con lai thƣơng phẩm đã có độ dày mỡ lƣng giảm hơn so với đực lai PiDu50 là 1,83 mm và đực lai PiDu25 là 4,38 mm.

- Diện tích cơ thăn

Tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) có diện tích cơ thăn cao nhất (60,74 cm2), tiếp đến là tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) (57,40 cm2) và thấp nhất là tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) (54,85 cm2), tuy nhiên khơng có sự sai khác thống kê về chỉ tiêu này giữa ba tổ hợp lai (P>0,05).

Trên thân thịt lạnh (cold carcass), McCann et al. (2008) cơng bố diện tích cơ thăn của các tổ hợp lai Du × (L × Y) và Pi × (L × Y) tƣơng ứng là 40,50 và 39,50cm2. Nghiên cứu của Trƣơng Hữu Dũng và cs. (2004) cho biết tổ hợp lai ba giống Du × (L × Y), Du × (Y × L) có diện tích cơ thăn là 41,50 cm2; Phùng Thị Vân và cs. (2001; 2002) cho biết con lai Du  (L  Y) có diện tích cơ thăn 43,36 và 46,30 cm2. Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010) cho biết, tổ hợp lai L × (L × Y), Du × (L × Y) đạt tƣơng ứng 49,91 và 50,61 cm2. Nhƣ vậy con lai thƣơng phẩm 4 giống trong đó có thành phần giống Piétrain Re-Hal trong nghiên cứu của chúng tơi có diện tích cơ thăn cao hơn con lai 3 giống của các tác giả trên.

Tuy nhiên, kết quả về diện tích cơ thăn của các tổ hợp lai trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với công bố của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006b), hai tổ hợp lai Du × (L × Y) và Pi × (L × Y) có diện tích cơ thăn là 51,23 cm2 và 56,34 cm2. Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010) cho biết hợp lai (Pi × Du) × (L × Y) đạt 56,59 cm2.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lợn đực lai có thành phần di truyền khác nhau đến năng suất sinh sản của nái lai F1(Landrace Yorkshire) và năng suất, chất lượng thịt của các con lai thương phẩm (Trang 94 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)