Theo dõi và đánh giá khả năng sinh trƣởng của con la

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lợn đực lai có thành phần di truyền khác nhau đến năng suất sinh sản của nái lai F1(Landrace Yorkshire) và năng suất, chất lượng thịt của các con lai thương phẩm (Trang 53 - 56)

PHẦN 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3.2. Theo dõi và đánh giá khả năng sinh trƣởng của con la

3.3.2.1. Vật liệu

Sơ đồ tạo con lai thƣơng phẩm (4 giống) PiDu × F1(L × Y):

♂PiDu25 × ♀ F1(L × Y) ♂PiDu50 × ♀ F1(L × Y) ♂PiDu75 × F1(L × Y)

Số lƣợng lợn trong mỗi tổ hợp lai nuôi theo dõi sinh trƣởng thể hiện trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Số lƣợng lợn theo dõi sinh trƣởng trong mỗi tổ hợp lai

Tổ hợp lai Trang trại Số lợn nuôi thịt (con) PiDu25 × F1(L × Y)

Phạm Thị Mây 22 Phạm Văn Lanh 22 Nguyễn Văn Binh 20 PiDu50 × F1(L × Y)

Phạm Thị Mây 20 Phạm Văn Lanh 20 Nguyễn Văn Binh 20 PiDu75 × F1(L × Y)

Phạm Thị Mây 22 Phạm Văn Lanh 23 Nguyễn Văn Binh 24

Tổng cộng 193

3.3.2.2. Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại 3 trang trại chăn nuôi lợn ngoại: 2 trang trại ở tỉnh Hải Dƣơng và 1 trang trại ở tỉnh Hƣng Yên từ tháng 8 năm 2011 đến tháng

5 năm 2013.

Các thí nghiệm ni theo dõi sinh trƣởng và tiêu tốn thức ăn đƣợc tiến hành theo phƣơng pháp phân lô so sánh, với tổng số 193 lợn, trong đó 64 con ở tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y), 60 con ở tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) và 69 con ở tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y). Mỗi trại đều thực hiện cả 3 tổ hợp lai, mỗi lô từ 10 – 12 con (tỷ lệ đực cái tƣơng đƣơng nhau).

Lợn ni thí nghiệm đảm bảo đồng đều về khối lƣợng bắt đầu nuôi, thời gian ni, chế độ chăm sóc, ni dƣỡng và vệ sinh phòng bệnh. Tiêu chuẩn thức ăn hỗn hợp cho lợn thịt theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 1547: 2007), thành phần dinh dƣỡng cơ bản của thức ăn ni lợn thịt trình bày trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Thành phần dinh dƣỡng của thức ăn nuôi lợn thịt

Loại lợn NL trao đổi (Kcal ME/kg) Protein thô (%) Canxi (%) Photpho (%) Lợn con (15 – 30 kg) Lợn choai (31 – 60 kg) Lợn vỗ béo (>60kg) 3.000 3.000 3.000 17,0 15,0 13,0 1,0 0,9 0,9 0,6 0,6 0,6

Thời gian theo dõi: tiến hành theo dõi từ sau cai sữa (khoảng 25 ngày tuổi) đến khi giết thịt (khoảng 165 ngày).

Đánh giá khả năng sinh trƣởng của các tổ hợp lai theo hai giai đoạn nuôi: Giai đoạn từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi và giai đoạn nuôi thịt (khoảng 60 ngày tuổi đến khi giết thịt).

* Giai đoạn từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi, các chỉ tiêu theo dõi bao gồm: - Khối lƣợng khi cai sữa (kg).

- Khối lƣợng 60 ngày tuổi (kg).

- Tăng khối lƣợng từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi (g/con/ngày). - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng (kg).

Phƣơng pháp theo dõi, đánh giá khả năng sinh trƣởng của các tổ hợp lai từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi:

Cân khối lƣợng lợn cai sữa bằng cân đồng hồ 10 kg với phân độ nhỏ nhất 20g, sai số tối thiểu ± 10g, sai số tối đa ± 30g. Cân khối lƣợng khi 60 ngày tuổi bằng cân đồng hồ loại 30 kg, phân độ nhỏ nhất 100 g, sai số tối thiểu ± 50g, sai số tối đa ± 150g, theo phƣơng pháp cân từng con. Lợn thí nghiệm đều đƣợc đeo

thẻ tai vào thời điểm cai sữa.

- Tăng khối lƣợng trong thời gian từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi: dựa trên tăng khối lƣợng đƣợc trong thời gian từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi và số ngày ni thí nghiệm.

Tăng khối lƣợng (kg)

Tăng khối lƣợng (g/con/ngày) = x 1000

Số ngày nuôi (ngày)

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng: dựa trên tổng khối lƣợng thức ăn và tăng khối lƣợng trong thời gian từ sau cai sữa đến 60 ngày tuổi. Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lƣợng đƣợc xác định theo công thức:

Lƣợng thức ăn thu nhận (kg) Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lƣợng =

Khối lƣợng tăng (kg)

* Giai đoạn nuôi thịt (từ khoảng 60 ngày tuổi đến khi kết thúc nuôi thịt), các chỉ tiêu theo dõi bao gồm:

- Khối lƣợng bắt đầu nuôi thịt (kg). - Khối lƣợng kết thúc nuôi thịt (kg).

- Tăng khối lƣợng trong thời gian nuôi thịt (g/con/ngày). - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng (kg).

Phƣơng pháp theo dõi, đánh giá khả năng sinh trƣởng của các con lai từ 60 ngày tuổi đến khi giết thịt:

- Khối lƣợng 60 ngày tuổi và kết thúc nuôi thịt: cân khối lƣợng khi 60 ngày tuổi và kết thúc thí nghiệm.

Cân khối lƣợng khi 60 ngày tuổi bằng cân đồng hồ loại 30 kg, phân độ nhỏ nhất 100g, sai số tối thiểu ± 50g, sai số tối đa ± 150g, cân khối lƣợng kết thúc nuôi thịt bằng cân đồng hồ loại 150 kg, phân độ nhỏ nhất 500g, sai số tối thiểu ± 250g, sai số tối đa ± 750g, theo phƣơng pháp cân từng con.

- Tăng khối lƣợng trong thời gian nuôi thịt: dựa trên tăng khối lƣợng đƣợc trong thời gian nuôi thịt và số ngày nuôi thịt.

Tăng khối lƣợng (kg)

Tăng khối lƣợng (g/con/ngày) = x 1000

Số ngày ni (ngày)

- Hiệu quả chuyển hố thức ăn của lợn thịt: dựa trên tổng khối lƣợng thức ăn và tăng khối lƣợng trong thời gian nuôi thịt. Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lƣợng đƣợc xác định theo công thức:

Lƣợng thức ăn thu nhận (kg) Tiêu tốn thức ăn/1kg tăng khối lƣợng =

Tăng khối lƣợng (kg)

Số liệu đƣợc xử lý bằng phần mềm SAS 9.1 (2002). Các tham số thống kê bao gồm: dung lƣợng mẫu (n), trung bình bình phƣơng nhỏ nhất (LSM) và sai số tiêu chuẩn (SE), so sánh các giá trị LSM bằng phƣơng pháp so sánh Duncan tại Bộ môn Di truyền – Giống vật nuôi, Khoa Chăn nuôi, Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

Sử dụng thủ tục GLM SAS 9.1 (2002) để phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến các tính trạng sinh trƣởng. Ảnh hƣởng của các yếu tố đến các tính trạng sinh trƣởng đƣợc phân tích theo mơ hình thống kê:

yijkl =  + Di + Fj + Lk + ijkl Trong đó:

yijkl: giá trị về các chỉ tiêu năng suất sinh trƣởng;

 : giá trị trung bình của quần thể về năng suất sinh trƣởng;

Di: ảnh hƣởng của đực giống có thành phần di truyền khác nhau (i = 3); Fj: ảnh hƣởng của trại chăn nuôi (j = 3);

Lk: ảnh hƣởng của mùa vụ (k = 2);

ijkl: sai số ngẫu nhiên

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lợn đực lai có thành phần di truyền khác nhau đến năng suất sinh sản của nái lai F1(Landrace Yorkshire) và năng suất, chất lượng thịt của các con lai thương phẩm (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)