Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn giai đoạn nuôi thịt

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lợn đực lai có thành phần di truyền khác nhau đến năng suất sinh sản của nái lai F1(Landrace Yorkshire) và năng suất, chất lượng thịt của các con lai thương phẩm (Trang 83 - 89)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.2.2.2.Tăng khối lượng và tiêu tốn thức ăn giai đoạn nuôi thịt

Kết quả nghiên cứu về khả năng sinh trƣởng và tiêu tốn thức ăn của ba tổ hợp lai đƣợc trình bày trong bảng 4.7.

- Tuổi và khối lƣợng bắt đầu nuôi thịt

Chúng tôi tiến hành nghiên cứu khả năng sinh trƣởng trong giai đoạn nuôi thịt của ba tổ hợp lai bắt đầu từ giai đoạn 60 ngày tuổi, cụ thể tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) là 60,02 ngày, tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) là 59,62 ngày và tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) là 60,09 ngày. Khối lƣợng bắt đầu nuôi ở ba tổ hợp lai cũng tƣơng đối đồng đều (từ 18,23 đến 18,63 kg/con), khơng có sự sai khác thống kê về hai chỉ tiêu này giữa các tổ hợp lai (P>0,05).

Tuổi và khối lƣợng bắt đầu nuôi thịt của các tổ hợp lợn lai trong nghiên cứu này nằm trong phạm vi công bố của nhiều tác giả. Cụ thể, tuổi bắt đầu nuôi thịt của các tổ hợp lợn lai giữa lợn nái F1(L × Y) với đực L, Du, PiDu tƣơng ứng 61,24; 61,01; 61,20 ngày đạt khối lƣợng 21,75; 22,24; 22,15 kg (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn, 2010), khối lƣợng của các tổ hợp lai giữa đực lai (Pi × Du) với nái Y, L và F1(L × Y) tƣơng ứng là 20,19; 19,92 và 20,18 kg ở 61,29; 61,21 và 60,82 ngày tuổi (Phan Xuân Hảo và cs., 2009). Tuổi bắt đầu nuôi thịt của các tổ hợp lợn lai giữa lợn nái F1(L × Y) với đực Du, L ở 60,00 ngày đạt khối lƣợng 18,63; 18,40 kg (Vũ Đình Tơn và Nguyễn Cơng nh, 2010), khối lựợng bắt đầu nuôi của tổ hợp lai Du × (L × Y) là 19,70 kg; của con lai P × (L × Y) là 19,41 kg (Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2006b).

- Tuổi và khối lƣợng kết thúc nuôi thịt của ba tổ hợp lợn lai

Tuổi kết thúc nuôi thịt của ba tổ hợp lợn lai tƣơng ứng là 169,16; 167,40 và 164,52 ngày với khối lƣợng kết thúc nuôi thịt đạt tƣơng ứng là 111,65; 103,90 và 100,30 kg với thời gian ni ở 109,89; 107,78 và 107,43 ngày. Khơng có sự sai khác thống kê về tuổi kết thúc nuôi thịt và thời gian nuôi giữa các tổ hợp lai (P>0,05).

Bảng 4.7. Khả năng sinh trƣởng và hiệu quả chuyển hoá thức ăn của ba tổ hợp lai

Chỉ tiêu PiDu25 × F1(L × Y) PiDu50 × F1(L × Y) PiDu75 × F1(L × Y) n LSM ± SE n LSM ± SE n LSM ± SE Tuổi bắt đầu nuôi thịt (ngày) 64 60,02 ± 0,19 60 59,62 ± 0,19 69 60,09 ± 0,18 Tuổi kết thúc nuôi thịt (ngày) 64 169,16 ± 1,43 60 167,40 ± 1,47 69 164,52 ± 1,37 Thời gian nuôi thịt 64 109,89 ± 1,20 60 107,78 ± 1,24 69 107,43 ± 1,16 Khối lƣợng bắt đầu nuôi thịt (kg) 64 18,51 ± 0,45 60 18,63 ± 0,46 69 18,23 ± 0,43 Khối lƣợng kết thúc nuôi thịt (kg) 64 111,65a ± 1,27 60 103,90b ± 1,30 69 100,30b ± 1,25 Tăng khối lƣợng (g/con/ngày) 64 829,42a ± 12,50 60 797,78ab ± 12,81 69 765,79b ± 12,31 TTTĂ/kg tăng khối lƣợng (kg) 6 2,31a ± 0,01 6 2,33a ± 0,01 6 2,38b ± 0,01

*Ghi chú: các giá trị trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

Tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) có khối lƣợng kết thúc ni thịt cao hơn so với hai tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) và PiDu75 × F1(L × Y). Có sự sai khác thống kê về khối lƣợng kết thúc nuôi thịt giữa tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) với tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) và PiDu75 × F1(L × Y) (P<0,05), khơng có sự sai khác về khối lƣợng kết thúc ni thịt giữa tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) với tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) (P>0,05).

Theo Trƣơng Hữu Dũng (2004), khối lƣợng lợn của các tổ hợp lai Du × (L × Y) và Du × (Y × L) bắt đầu đƣa vào nuôi thịt lần lƣợt là 22,60 và 21,90 kg, khối lƣợng kết thúc đạt 90,00 kg ở 185,00 và 186,00 ngày tuổi ở thí nghiệm thứ nhất; khối lƣợng của các tổ hợp lai Du × (L × Y), và Du × (Y × L) bắt đầu đƣa vào nuôi thịt lần lƣợt là 24,10 và 23,70 kg khối lƣợng kết thúc đạt 90,00 kg ở 172,00 và 174,00 ngày tuổi ở thí nghiệm thứ hai. Đặng Vũ Bình và cs. (2005) cho biết các tổ hợp lai Du × (L × Y), Du × (Y × L), L19 × (L × Y) và L19 × (Y × L) ni tại Xí nghiệp Chăn ni Đồng Hiệp Hải Phịng có khối lƣợng lúc 157 ngày tuổi tƣơng ứng là 81,78; 76,24; 77,57 và 76,35 kg. Phan Xuân Hảo, Hoàng Thị Thúy (2009) cho biết, kết thúc nuôi thịt ở 159 ngày tuổi, tổ hợp lai PiDu × (L × Y) có khối lƣợng là 92,92 ± 0,45 kg. Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2010) đã cho biết, kết thúc ni thí nghiệm tổ hợp lai Du × (L × Y) có khối lƣợng là 94,30 kg, tổ hợp lai Du × (Y × L) là 93,45 kg, tổ hợp lai L19 × (L ×Y) là 92,41 kg và tổ hợp lai L19 × (Y × L) là 91,71 kg. Trong khi kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và cs. (2010) cho biết, tuổi kết thúc nuôi thịt của các tổ hợp lợn lai giữa lợn nái F1(L × Y) với đực L, Du, PiDu tƣơng ứng 172,26; 171,64; 171,38 ngày đạt khối lƣợng 101,59; 101,88; 103,15 kg.

Nhƣ vậy khối lƣợng kết thúc nuôi thịt của các tổ hợp lợn lai trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. Cả ba tổ hợp lai đều đạt khối lƣợng kết thúc nuôi thịt cao với thời gian nuôi ngắn (107,43 đến 109,59 ngày nuôi).

- Tăng khối lƣợng trong thời gian nuôi thịt.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng khối lƣợng ở tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) đạt 829,42 g/ngày, tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) đạt 797,78 g/ngày, tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) đạt 765,79 g/ngày. Khơng có sự sai khác thống kê về chỉ tiêu tăng khối lƣợng giữa tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) với tổ hợp lai PiDu50 ×

F1(L × Y) (P>0,05) và khơng có sự sai khác thống kê về tăng khối lƣợng giữa tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) với tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) (P>0,05), có sự sai khác thống kê về tăng khối lƣợng giữa tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) với tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) (P<0,05). Tăng khối lƣợng trong thời gian nuôi thịt của các tổ hợp lai đƣợc minh họa trên biểu đồ 4.6.

765,79797,78 797,78 829,42 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900

PiDu25 × F1(L×Y) PiDu50 × F1(L×Y) PiDu75 × F1(L×Y)

Tổ hợp lai g/con

Biểu đồ 4.6. Tăng khối lƣợng của các tổ hợp lai giai đoạn nuôi thịt

Qua biểu đồ trên chúng tôi thấy, tăng khối lƣợng ở tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) đạt cao nhất, tiếp đến là tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) và thấp nhất là tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y).

Kết quả về tăng khối lƣợng của các tổ hợp lai bốn giống trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so các tổ hợp lai ba giống của các tác giả Phùng Thị Vân và cs. (2002), Trƣơng Hữu Dũng và cs. (2004), Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006b), Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010), Popovic (1997), Lê Thanh Hải và cs. (2006). Cụ thể, mức tăng khối lƣợng/ngày của tổ hợp lai 3 giống Du × F1(L × Y) đạt 655,90g (Phùng Thị Vân và cs., 2002); 664,50g (Trƣơng Hữu Dũng và cs., 2004); 609,11g (Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình, 2006b); 723,47g

(Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010); 722,00g (Popovic, 1997); 750,00g (Lê Thanh Hải và cs., 2006). Nhƣ vậy khi sử dụng lợn đực lai PiDu trong các thí nghiệm của chúng tơi đã nâng cao tính trạng tăng khối lƣợng của vì con lai đƣợc thừa hƣởng thêm ƣu thế lai của bố lai so với sử dụng đực thuần khi lợn nái đều là con lai F1(L × Y).

Theo Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008) nghiên cứu trên bốn tổ hợp lai D × (L × Y), D × (Y × L), L19 × (L × Y) và L19 × (Y × L) có tăng khối lƣợng tƣơng ứng là 620,30; 599,95; 580,52 và 576,00 gram/ngày. Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2010) cho biết, các tổ hợp lai có thời gian ni thịt từ 60 - 165 ngày tuổi, tăng khối lƣợng cao nhất ở tổ hợp lai Du × (L × Y) (702,15 g/ngày), tiếp đến Du × (Y × L) (694,92 g/ngày); L19 × (L × Y) (686,39 g/ngày) và thấp nhất là tổ hợp lai L19 × (Y × L) (680,47 g/ngày). Kết quả theo dõi về tăng khối lƣợng của các tổ hợp lai trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn so với các kết quả nghiên cứu trên.

Kết quả của chúng tôi phù hợp với kết luận của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thuý (2009), các con lai có sự tham gia của đực PiDu có sức sinh trƣởng tƣơng đối cao và con lai 4 giống PiDu × F1(L × Y) thể hiện đƣợc ƣu thế lai so với con lai 3 giống PiDu × L và PiDu × Y.

- Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng

Kết quả cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng ở ba tổ hợp lai lần lƣợt là 2,31kg; 2,33 kg và 2,38kg. Có sự sai khác thống kê về chỉ tiêu này giữa tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) với tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) và tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) (P<0,05), khơng có sự sai khác thống kê giữa tổ hợp lai

PiDu25 × F1(L × Y) với tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) (P>0,05).

Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng của các tổ hợp lai đƣợc thể hiện trên biểu đồ 4.7.

Kết quả cho thấy tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng thấp nhất ở tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y), tiếp đến là tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) và cao nhất ở

tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y). Tiêu tốn thức ăn ở tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) thấp hơn là phù hợp vì mức tăng khối lƣợng cao hơn.

2,38 2,33 2,31 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PiDu25 × F1(L×Y) PiDu50 × F1(L×Y) PiDu75 × F1(L×Y)

Tổ hợp lai kg

Biểu đồ 4.7. Hiệu quả chuyển hoá thức ăn của ba tổ hợp lai giai đoạn nuôi thịt

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006b) cho biết, tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng của con lai ở hai tổ hợp lai Du  (L  Y) và Pi  (L  Y) trong 4 tháng ni thí nghiệm là 3,05 và 3,00 kg. Trƣơng Hữu Dũng (2004) cho biết tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng ở con lai Du  (L  Y) từ 2,85 đến 3,11 kg; ở con lai Du  (Y  L) từ 2,90 kg đến 3,00 kg. Lê Thanh Hải (2001) nghiên cứu tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng ở con lai 4 giống (Pi  Du)  (L  Y) là 3,20 kg/kg. Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng trong giai đoạn nuôi thịt của các tổ hợp lai giữa đực lai (Pi × Du) với nái Y, L và F1(L  Y) tƣơng ứng là 2,69; 2,69 và 2,68 kg (Phan Xuân Hảo và cs., 2009). Tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng trong giai đoạn nuôi thịt của các tổ hợp lai giữa đực L, Du, (Pi × Du) với nái F1(L  Y) tƣơng ứng là 2,57; 2,52; 2,48 kg (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn, 2010). Các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L × Y) với đực L, Pi Austrian, Pi Belgium có mức tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lƣợng từ 10 tuần tuổi đến khi kết thúc nuôi thịt tƣơng ứng 2,68; 2,52 và 2,59 kg (Magowan et al., 2009). Nghiên cứu của Đoàn Văn Soạn và Đặng

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lợn đực lai có thành phần di truyền khác nhau đến năng suất sinh sản của nái lai F1(Landrace Yorkshire) và năng suất, chất lượng thịt của các con lai thương phẩm (Trang 83 - 89)