Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace × Yorkshire)

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lợn đực lai có thành phần di truyền khác nhau đến năng suất sinh sản của nái lai F1(Landrace Yorkshire) và năng suất, chất lượng thịt của các con lai thương phẩm (Trang 64 - 75)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1.2.Năng suất sinh sản của lợn nái F1(Landrace × Yorkshire)

Kết quả nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái F1(L × Y) phối với đực lai PiDu có thành phần di truyền Piétrain Re-Hal khác nhau đƣợc trình bày ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Năng suất sinh sản của lợn nái lai F1(L × Y) phối với đực lai PiDu có thành phần di truyền khác nhau

Chỉ tiêu PiDu25 × F1(L × Y) PiDu50 × F1(L × Y) PiDu75 × F1(L × Y) n LSM ± SE n LSM ± SE n LSM ± SE Số con đẻ ra/ổ (con) 63 11,33 ± 0,24 40 10,93 ± 0,39 73 11,53 ± 0,29 Số con sơ sinh sống/ổ (con) 63 10,76 ± 0,31 40 10,50 ± 0,39 73 10,97 ± 0,29 Tỷ lệ sơ sinh sống (%) 63 96,07 ± 9,43 40 95,28 ± 12,02 73 94,55 ± 8,10 Số con để nuôi/ổ (con) 60 10,05 ± 0,25 40 10,00 ± 0,31 64 10,45 ± 0,24 Số con cai sữa/ổ (con) 51 9,90 ± 0,26 36 9,91 ± 0,30 55 10,04 ± 0,24 Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa (%) 50 98,80 ± 8,34 36 96,81 ± 6,89 53 97,10 ± 9,56 Thời gian cai sữa (ngày) 50 24,50 ± 0,46 35 23,89 ± 0,58 55 24,61 ± 0,44 Khối lƣợng sơ sinh/con (kg) 673 1,36a ± 0,05 396 1,58b ± 0,07 805 1,54b ± 0,05 Khối lƣợng sơ sinh/ổ (kg) 61 13,90a ± 0,43 39 15,27ab ± 0,54 73 16,33b ± 0,39 Khối lƣợng cai sữa/con (kg) 529 6,39 ± 0,18 336 6,59 ± 0,22 633 6,41 ± 0,16 Khối lƣợng cai sữa/ổ (kg) 51 59,96 ± 1,65 36 62,34 ± 2,04 55 64,03 ± 1,54 Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ (ngày) 35 152,14 ± 0,79 32 150,87 ± 0,98 33 150,21 ± 0,82 Thời gian phối lại có chửa (ngày) 36 9,08 ± 0,55 36 8,88 ± 0,56 34 8,78 ± 0,57

* Ghi chú: các giá trị trong cùng một hàng mang chữ cái khác nhau thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05).

- Số con đẻ ra/ổ

Kết quả nghiên cứu cho thấy, số con đẻ ra/ổ cao nhất ở tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) (11,53 con), tiếp đến là tổ hợp lai PiDu25 × F1 (L × Y) (11,33 con) và thấp nhất là tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) (10,93 con). Tuy nhiên, khơng có sự sai khác thống kê về chỉ tiêu số con đẻ ra/ổ giữa các tổ hợp lai (P>0,05).

Kết quả nghiên cứu của Lê Thanh Hải và cs. (2001) cho biết tổ hợp lai Du × F1(L × Y) có số con đẻ ra/ổ là 10,83 con. Theo Phùng Thị Vân và cs. (2002), số con đẻ ra/ổ của tổ hợp lai Du × F1 (L × Y) qua 3 lứa đẻ đầu là 10,00 con. Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006b) cho biết số con đẻ ra/ổ ở hai tổ hợp lai Du × F1(L × Y) và Pi × F1(L × Y) tƣơng ứng là 11,05 và 10,76 con. Theo Trƣơng Hữu Dũng (2004), số con đẻ ra/ổ từ lứa 1 đến lứa 3 của tổ hợp Du × (L × Y) và Du × (Y × L) trung bình là 9,9 con/ổ và 10,25 con/ổ. Nguyễn Thị Viễn và cs. (2005) cho rằng nái F1(L × Y) có số con đẻ trung bình 10,51 con/ổ. Theo Hồng Nghĩa Duyệt (2008) nái F1(L × Y) có số con đẻ ra là 9,67con/ổ. Nhƣ vậy, so sánh với các nghiên cứu trên thì kết quả trong nghiên cứu của chúng tơi về chỉ tiêu số con đẻ ra/ổ là cao hơn.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi tƣơng đƣơng với nghiên cứu của các tác giả đã cơng bố trƣớc đó: Lợn nái lai F1 (L × Y) phối giống với đực L, Du và PiDu có số con đẻ ra/ổ tƣơng ứng là 11,17; 11,25 và 11,45 con (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn, 2010). Lợn nái F1 (L × Y) phối giống với đực Du và L có số con đẻ ra/ổ tƣơng ứng là 12,05 và 11,30 con (Vũ Đình Tơn và Nguyễn Công Oánh, 2010). Số con đẻ ra/ổ ở tổ hợp lai Pi × F1(L × Y ) là 11,30 con (Phạm Thị Đào, 2014).

- Số con sơ sinh sống/ổ và tỷ lệ sống

Số con sơ sinh sống/ổ cao nhất là tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) (10,97 con), tiếp đến là tổ hợp lai PiDu25 × F1 (L × Y) (10,76 con) và thấp nhất là tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) (10,50 con). Tuy nhiên, khơng có sự sai khác thống kê về chỉ tiêu số con đẻ ra/ổ giữa các tổ hợp lai (P>0,05).

Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010), lợn nái F1(L × Y) phối giống với đực L, Du, PiDu có số con sơ sinh sống/ổ đạt 10,63; 10,70; 10,88 con. Vũ Đình Tơn và Nguyễn Cơng nh (2010) cho biết,

lợn nái F1 (L × Y) phối giống với đực Du, L có số con sơ sinh sống/ổ là 11,78 và 10,66 con và số con để nuôi/ổ tƣơng ứng là 11,30 và 10,47 con. Số con sơ sinh sống/ổ ở tổ hợp lai Pi x F1(L × Y) là 10,65 con (Phạm Thị Đào, 2014). McCann

et al. (2008) công bố số con sơ sinh sống/ổ của hai tổ hợp lai Du × (L × Y) và Pi

× (L × Y) tƣơng ứng là 10,50 và 10,20 con. Kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu số con đẻ ra, số con sơ sinh sống/ổ ở ba tổ hợp lai trong nghiên cứu của chúng tôi phù hợp kết quả công bố của các tác giả trên.

Tuy nhiên, kết quả trong nghiên cứu về số con sơ sinh sống lại thấp hơn kết quả nghiên cứu các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L × Y) với đực Landrace, Piétrain Austrian và Piétrain Belgium, (Magowan et al., 2009) cho biết, số con sơ sinh sống của các tổ hợp lai trên tƣơng ứng là 11,65; 12,89 và 11,60 con.

Tỷ lệ sơ sinh sống sau 24 giờ cao nhất là tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) (96,07%), tiếp đến là tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) với (95,28%) và và thấp nhất

là tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) (94,55%), tuy nhiên khơng có sự sai khác thống kê về chỉ tiêu tỷ lệ sơ sinh sống giữa các tổ hợp lai (P>0,05).

Nghiên cứu của chúng tơi có kết quả tƣơng tự với kết quả nghiên cứu của Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) cho biết, ở nhóm nái lai F1(L × Y) tỷ lệ sống là 96,74%, nái lai F1(Y × L) là 95,43%. Tuy nhiên kết quả của chúng tôi lại thấp hơn kết quả nghiên cứu của Phùng Thị Vân và cs. (2000), cụ thể tỷ lệ sống của tổ hợp lợn lai D × (L × Y) và D × (Y × L) là 98,9% và 97,0%.

- Số con để nuôi/ổ

Số con để ni/ổ hay số lợn con có khả năng chăn ni ở ba tổ hợp lai đạt tƣơng ứng là 10,05; 10,00 và 10,45 con, khơng có sự sai khác thống kê về chỉ tiêu này giữa các tổ hợp lai (P>0,05).

Trƣơng Hữu Dũng (2004) theo dõi trên đàn lợn nái sinh sản tổ hợp lai Du × (L × Y) và Du × (Y × L) cho biết số con để nuôi trong ổ đạt trung bình là 9,84 và 9,76 con/ổ. Lê Đình Phùng và Nguyễn Trƣờng Thi (2009) cho biết, ở tổ hợp lai F1(Du × L) × F1(Y × L) có số con để nuôi là 9,84 con/ổ. Nhƣ vậy kết quả theo dõi của chúng tôi cao hơn các kết quả nghiên cứu trên.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu về chỉ tiêu số con để nuôi/ổ ở ba tổ hợp lai trong nghiên cứu này phù hợp kết quả công bố của Phạm Thị Đào (2014) khi

nghiên cứu tổ hợp lai Pi × F1(L × Y) có số con để ni/ổ là 10,30 con. Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008) nghiên cứu trên bốn tổ hợp lai cho thấy kết quả về số con để ni/ổ ở tổ hợp lai Du × (L × Y) là 9,84 con; Du × (Y × L) là 10,18 con; L19× (L × Y) là 10,03 con và L19 × (Y × L) là 10,35 con/ổ. Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010) cho biết, tổ hợp lai D × (L × Y) có số con để ni trung bình là 10,54 con/ổ.

- Số con cai sữa và tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa

Số con sai sữa/ổ cao nhất ở tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) với 10,04 con, tiếp đến là tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) với 9,91 con và thấp nhất là tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) với 9,90 con. Khơng có sự sai khác thống kê về chỉ tiêu số con cai sữa/ổ giữa các tổ hợp lai (P>0,05).

Kết quả về số con cai sữa/ổ ở các tổ hợp lai trong nghiên cứu này có phần cao hơn so với công bố của của Phùng Thị Vân và cs. (2002), tác giả cho biết tổ hợp lai Du × F1(L × Y) có số con cai sữa/ổ (35 ngày) là 9,60 con. Nguyễn Thị Viễn và cs. (2005) công bố số con cai sữa của nái F1(L × Y) trung bình là 9,4 con/ổ. Nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Duyệt (2008) cho biết số con cai sữa của nái F1(L × Y) trung bình 9,00 con/ổ.

Số con cai sữa/ổ ở các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L × Y) phối giống với đực L, Du, PiDu đạt 10,06; 10,05 và 10,15 con (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn, 2010). Số con cai sữa/ổ ở các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L × Y) phối giống với đực Du, L đạt 10,60 và 10,08 con (Vũ Đình Tơn và Nguyễn Công Oánh, 2010). Số con cai sữa/ổ ở các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L × Y) phối giống với đực Landrace, Piétrain Austrian, Piétrain Belgium đạt tƣơng ứng là 9,98; 9,39 và 9,67 con (Magowan et al., 2009). Số con sai sữa/ổ của tổ hợp lai Pi x F1(L x Y ) là 10,15 con (Phạm Thị Đào, 2014).

Nhƣ vậy, kết quả về số con cai sữa/ổ trong nghiên cứu này khá phù hợp với các công bố của các tác giả trong và ngồi nƣớc đã cơng bố nhƣ trên.

Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả và năng suất sinh sản của lợn nái trong thời kì ni con. Kết quả cho thấy tỷ lệ nuôi sống của lợn con đến khi cai sữa ở ba tổ hợp lai đều đạt cao, trong đó tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) có tỷ lệ ni sống đến cai sữa là cao nhất (98,80%), tiếp đến

là tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) (97,10%) và tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) có tỷ lệ ni sống đến cai sữa là thấp nhất (96,81). Khơng có sự sai khác thống kê về chỉ tiêu tỷ lệ nuôi sống của lợn con đến khi cai sữa giữa các tổ hợp lai (P>0,05).

Theo Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006b) cho biết tỷ lệ sơ sinh sống và tỷ lệ nuôi sống lợn con ở tổ hợp lai Du × F1(L × Y) đạt 94,42 và 93,94%; với tổ hợp lai Pi × F1(L × Y) đạt tƣơng ứng 97,23 và 93,17%. Gerasimov et al. (1997) cho biết tỷ lệ nuôi sống lợn con đến cai sữa của tổ hợp lai Du × (Poltawa Meat × LW) đạt 94,5%, tổ hợp lai hai giống Du × LW chỉ đạt 93,60% và Du × Large Black đạt 96,50%. Nhƣ vậy kết quả nghiên cứu cho thấy lợn nái F1(L × Y) phối giống với lợn đực lai PiDu trong nghiên cứu của chúng tơi có tỷ lệ ni sống đến cai sữa có phần cao hơn so với kết quả nghiên cứu của các tác giả trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên theo dõi của chúng tôi cho kết quả tỷ lệ sống cũng nhƣ và tỷ lệ nuôi sống đạt tƣơng đƣơng nhƣ nghiên cứu của các tác giả Đoàn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011); Trƣơng Hữu Dũng (2004); Phan Xuân Hảo và Hồng Thị Thúy (2009); Vũ Đình Tơn (2009). Cụ thể theo các tác giả Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) cho biết tổ hợp lai Du × (L × Y) tỷ lệ sống và tỷ lệ ni sống tới lúc cai sữa có giá trị cao nhất, tƣơng ứng là 97,22 % và 96,38%; tiếp đến là tổ hợp lai L19 × (L × Y) và Du × (Y × L); thấp nhất ở tổ hợp lai L19 × (Y × L) có tỷ lệ sống là 95,08% và tỷ lệ ni sống tới lúc cai sữa 94,31%. Kết quả nghiên cứu Trƣơng Hữu Dũng (2004) cho biết tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa của Du × (L × Y) là 96,84 %; của tổ hợp D × (Y ×L) là 94,73%. Phan Xuân Hảo, Hoàng Thị Thúy (2009) cho biết tỷ lệ sơ sinh sống và tỷ lệ nuôi sống tới lúc cai sữa ở tổ hợp lai PiDu × Y là 97,34% và 98,60%; tổ hợp lai PiDu × L là 96,35% và 96,91%; tổ hợp lai PiDu × F1(L ×Y) là 98,09% và 97,59%. Theo Vũ Đình Tơn (2009), tỷ lệ sơ sinh sống của Du × (L × Y) là 97,82%; L × F1(L × Y) là 95,17%, tỷ lệ ni sống đến cai sữa Du × (L  Y) là 94,17% và L × F1(L × Y) là 96,55%.

- Khối lƣợng sơ sinh trung bình/con

Khối lƣợng sơ sinh/con ở ba tổ hợp lai đạt từ 1,36 đến 1,58kg, có sự sai khác thống kê về chỉ tiêu khối lƣợng sơ sinh/con giữa tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) với tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) và PiDu75 × F1(L × Y) (P<0,05), khơng có

sự sai khác thống kê về chỉ tiêu khối lƣợng sơ sinh/con giữa tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) với tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) (P>0,05).

Khối lƣợng trung bình của lợn con sơ sinh của ba tổ hợp lai thể hiện trên biểu đồ 4.1. 1,54 1,58 1,36 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8

PiDu25 × F1(L×Y) PiDu50 × F1(L×Y) PiDu75 × F1(L×Y)

Tổ hợp lai kg

Biểu đồ 4.1. Khối lƣợng trung bình của lợn con sơ sinh

Khối lƣợng sơ sinh/con tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) đạt cao nhất với 1,58 kg; tiếp đến là tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) với 1,54 kg và thấp nhất ở tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) với 1,36 kg.

Nghiên cứu của Từ Quang Hiển và Lƣơng Nguyệt Bích (2005) cho rằng, khối lƣợng sơ sinh của nái Y là 1,37 kg/con, L là 1,37 kg/con, nái F1(Y × L) là 1,31 kg/con. Vũ Đình Tơn (2009) cho biết, khối lƣợng sơ sinh của Du × (L × Y) là 1,32 kg/con. Theo Lê Đình Phùng (2009), khối lƣợng lợn con sơ sinh của tổ hợp lai F1(Pi × Du) × F1(L × Y) đạt 1,35 kg/con. Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn (2010) cho biết, khối lƣợng sơ sinh của tổ hợp lai Du × (L × Y) là 1,39kg/con. Theo dõi của chúng tơi về chỉ tiêu này có phần cao hơn kết quả của các nghiên cứu trên.

nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và cs. (2005), các tác giả cho biết ở nái F1(Y × L) khối lƣợng sơ sinh/con trung bình đạt 1,57 kg/con. Phạm Thị Đào (2014) cho biết, khối lƣợng sơ sinh/con ở tổ hợp lai Pi × F1(L × Y ) là 1,58 kg. Kết quả Đồn Văn Soạn và Đặng Vũ Bình (2011) cho thấy, khối lƣợng sơ sinh/con ở tổ hợp D × (L × Y) có giá trị trung bình là 1,5kg/con, tổ hợp lai L19 × (L × Y) là 1,49kg/con, tổ hợp lai D × (Y × L) là 1,47kg/con và ở tổ hợp L19 × (Y × L) là 1,45kg/con. Kết quả nghiên cứu của Phan Xuân Hảo và Hoàng Thị Thúy (2009) cho thấy ở nái F1(L × Y) có khối lƣợng sơ sinh/con trung bình là 1,46 kg/con. Phan Xuân Hùng và Đặng Vũ Bình (2008) cho biết hai tổ hợp lai D × (Y × L) và tổ hợp lai L19 × (L × Y) đều có khối lƣợng sơ sinh trung bình/con là 1,49 kg/con và tổ hợp lai L19 × (Y × L) là 1,48 kg/con. Theo McCann et al. (2008) công bố, khối lƣợng sơ

sinh/con của hai tổ hợp lai Du × (L × Y), Pi × (L × Y) đều đạt 1,60 kg. Lợn nái F1(L × Y) phối giống với đực Landrace, Piétrain Áo, Piétrain Belgium có khối

lƣợng sơ sinh/con tƣơng ứng 1,54; 1,39; 1,54 kg (Magowan et al., 2009). - Khối lƣợng sơ sinh trung bình/ổ

Khối lƣợng sơ sinh/ổ của tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) đạt cao nhất (16,33 kg), tiếp đến là tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) (15,27 kg) và thấp nhất là tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) (13,90 kg). Có sự sai khác thống kê giữa tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) với tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) (P<0,05), khơng có sự sai khác thống kê giữa tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) với tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) và tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) (P>0,05).

Khối lƣợng sơ sinh/ổ của 3 tổ hợp lai trong nghiên cứu này cao hơn so với kết quả của Phùng Thị Vân và cs. (2001) cho thấy, khối lƣợng sơ sinh/ổ của nái lai F1(Y × L) đạt trung bình là 13,2 kg/ổ, nái F1(L × Y) có giá trị trung bình là 12,9 kg/ổ. Trƣơng Hữu Dũng (2004) nghiên cứu trên 2 tổ hợp lai cho biết khối lƣợng sơ sinh/ổ của tổ hợp lai Du × (L × Y) trung bình là 13,00 kg/ổ, tổ hợp Du × (L × Y) có giá trị trung bình là 12,82 kg/ổ.

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Thắng và Đặng Vũ Bình (2006b) cho biết, lợn nái F1(L × Y) phối giống với đực Du đạt khối lƣợng sơ sinh/ổ là 14,47 kg, khối lƣợng sơ sinh/con là 1,39 kg. Phan Xuân Hảo và cs. (2009) cho biết, tổ hợp lai (Pi × Du) × (L ×Y) đạt khối lƣợng sơ sinh/ổ là 17,14 kg và khối

lƣợng sơ sinh/con tới 1,48 kg. Các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L × Y) phối giống với đực Du, L có khối lƣợng sơ sinh/con và khối lƣợng sơ sinh/ổ đạt tƣơng ứng 1,32 và 15,30 kg, 1,30 và 13,81 (Vũ Đình Tơn và Nguyễn Cơng Oánh, 2010). Các tổ hợp lai giữa lợn nái F1(L × Y) phối giống với đực L, Du, PiDu đạt khối lƣợng sơ sinh/ổ tƣơng ứng là 14,88 kg; 14,98 kg và 15,65 kg (Nguyễn Văn Thắng và Vũ Đình Tơn, 2010). Nhƣ vậy, khối lƣợng sơ sinh/ổ và khối lƣợng sơ sinh/con của lợn nái F1(L × Y) phối với đực lai PiDu có thành phần di truyền khác nhau trong nghiên cứu này phù hợp với công bố của các tác giả trên.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Đào (2014) về chỉ tiêu khối lƣợng sơ sinh trung bình/ổ, tác giả cho thấy ở tổ hợp lai Pi × F1(L × Y) có khối lƣợng sơ sinh/ổ là 17,24 kg. Nghiên cứu của Magowan et al. (2009) cho biết khối lƣợng sơ sinh/ổ của lợn nái F1(L × Y) phối giống với đực Landrace, Piétrain Áo, Piétrain Belgium tƣơng ứng là 19,32; 19,87 và 19,30 kg.

- Thời gian cai sữa

Thời gian cai sữa lợn con ở cả ba tổ hợp lai là tƣơng đƣơng nhau, tƣơng ứng là 24,50; 23,89 đến 24,61 ngày tuổi. Khơng có sự sai khác thống kê về chỉ tiêu này giữa các tổ hợp lai (P>0,05).

- Khối lƣợng cai sữa/con

Khối lƣợng cai sữa/con cao nhất ở tổ hợp lai PiDu50 × F1(L × Y) với 6,59kg/con, tiếp đến tổ hợp lai PiDu75 × F1(L × Y) với 6,41 kg/con và thấp nhất là tổ hợp lai PiDu25 × F1(L × Y) với 6,39kg/con. Khơng có sự sai khác thống kê về chỉ tiêu này giữa các tổ hợp lai (P>0,05).

Nghiên cứu của Từ Quang Hiển và Lƣơng Nguyệt Bích (2005) cho biết, khối lƣợng lợn con 21 ngày ở nái L, Y và nái F1(L × Y) trung bình là 4,66; 4,87 và 4,36 kg/con. Phan Văn Hùng và Đặng Vũ Bình (2008) cho biết, khối lƣợng cai sữa trung

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lợn đực lai có thành phần di truyền khác nhau đến năng suất sinh sản của nái lai F1(Landrace Yorkshire) và năng suất, chất lượng thịt của các con lai thương phẩm (Trang 64 - 75)