Yếu tố di truyền

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lợn đực lai có thành phần di truyền khác nhau đến năng suất sinh sản của nái lai F1(Landrace Yorkshire) và năng suất, chất lượng thịt của các con lai thương phẩm (Trang 25 - 27)

h mAB: Hiệu quả ƣu tế lai của mẹ giữa giốn gA và B.

2.2.2.1. Yếu tố di truyền

Giống là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến các chỉ tiêu sinh sản ở lợn nái (Venanzi et al., 1997; Đặng Vũ Bình, 1999; Hamann et al., 2004).

Năng suất sinh sản của lợn nái bao gồm các tính trạng vốn có hệ số di truyền nhỏ, lại thƣờng không tạo đƣợc áp lực chọn lọc cần thiết nên hiệu quả của chọn lọc rất thấp. Các tính trạng năng suất sinh sản có hệ số biến động khá cao. Tƣơng quan giữa số con/ổ và khối lƣợng toàn ổ cũng nhƣ giữa khối lƣợng toàn ổ và khối lƣợng trung bình một con lợn con là dƣơng và chặt chẽ, nhƣng giữa số con và khối lƣợng

trung bình một một lợn con là âm và chặt chẽ (Đặng Vũ Bình, 1995).

Yếu tố di truyền phụ thuộc vào đặc tính con giống, các giống lợn khác nhau thì có năng suất khác nhau. Theo Rydhmer et al. (1995) hệ số di truyền

( 2

h ) tính trạng tuổi đẻ lứa đầu, số con đẻ ra sống/ổ và khoảng cách lứa đẻ lần lƣợt là: 0,27; 0,13; 0,08. Theo Tolle et al. (1999) cũng cho hệ số di truyền của chỉ tiêu số con đẻ ra sống và số con cai sữa/ổ là 0,09-0,12 và 0,05-0,07.

Theo nghiên cứu của Legault (1985 )(dẫn theo Rothschild and Bidanel, 1998), căn cứ vào khả năng sinh sản, sức sản xuất thịt, các giống lợn chia làm 4 nhóm chính:

- Các giống đa dụng nhƣ Y, L và một số dòng nguyên chủng đƣợc xếp vào loại có khả năng sản xuất thịt và sinh sản khá.

- Các giống chuyên dụng "dòng bố" nhƣ Pi, L của Bỉ, Hampshire, Poland, China có khả năng sinh sản trung bình nhƣng khả năng sản xuất thịt cao

- Các giống chuyên dụng "dòng mẹ", đặc biệt một số giống chuyên sản của Trung Quốc nhƣ Taihu (điển hình là Meishan) có khả năng sinh sản đặc biệt cao nhƣng khả năng cho thịt kém.

- Các giống địa phƣơng có đặc tính chung là khả năng sinh sản và sức sản xuất thịt kém, song có khả năng thích nghi tốt với mơi trƣờng.

Các giống "dịng bố" thƣờng có khả năng sinh sản thấp hơn so với các giống đa dụng, ngồi ra chúng có chiều hƣớng hơi kém về khả năng nuôi con, tỷ lệ lợn con chết trƣớc khi cai sữa của giống này cao hơn so với L và Y (Blasco et al., 1995). Lengerken and Pfeiffer (1987) cho biết lợn nhạy cảm với stress có khả

năng cho nạc cao song khả năng sinh sản bị hạn chế, giảm thời gian sử dụng đối với gia súc giống, kết quả thụ thai thấp và tỷ lệ hao hụt cao trong q trình chăn ni và vận chuyển. Nhƣng Biedermann et al. (1998) không thấy ảnh hƣởng của gen halothan đối với khả năng sinh sản ở lợn nái.

Tỷ lệ lợn con bị chết sau khi đẻ trung bình là 11% (6-13%), trong đó 7% là do bị mẹ đè (Grandinson et al., 2003). Colin (1998) cho biết: Tỷ lệ lợn con bị chết ngay sau khi sinh chiếm 2-10%, có thể 11% chết trong tuần tuổi đầu tiên. Trung bình tỷ lệ lợn con chết từ khi đẻ ra cho tới khi cai sữa là 12% (5-25%). Tỷ lệ lợn con chết trƣớc khi cai sữa chiếm tới 60,10% ở ngày đầu tiên; 23,6% từ ngày 2-7 sau đẻ và 16,2% sau 7 ngày (Gordon, 2004).

Nhƣ vậy năng suất sinh sản của lợn nái chịu ảnh hƣởng của giống và các thể, mỗi một giống có một đặc tính sản xuất gắn liền với năng suất và hiệu quả kinh tế của nó, giống khác nhau thì có năng suất khác nhau.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của lợn đực lai có thành phần di truyền khác nhau đến năng suất sinh sản của nái lai F1(Landrace Yorkshire) và năng suất, chất lượng thịt của các con lai thương phẩm (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)