Đánh giá khái quát giá trị nội dung của hai đoạn thơ Đề 9:

Một phần của tài liệu các chuyên đề ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn (Trang 115 - 116)

- Bức chân dung người lính Cách mạng hào hùng, có lý tưởng cao cả đều được thể hiện trong hai đoạn thơ Cả hai đoạn thơ đều thể hiện nỗi nhớ.

4. Đánh giá khái quát giá trị nội dung của hai đoạn thơ Đề 9:

Đề 9:

a. Mở bài:

- Giới thiệu chung về hình tượng người lính trong thơ ca.

- Nêu vấn đề: Hai bài thơ đã khắc họa thành công hình ảnh anh bộ đội cụ Hổ trong buổi đầu kháng chiến chống Pháp.

b. Thân bài:

* Nét chung:

- Hình tượng người lình trong hai bài thơ đều có tinh thần sẵn sàng vượt mọi khó khăn gian khổ, xả thân cứu nước, xứng đáng là người anh hùng của thời đại chống Pháp.

- Cả hai đều được viết bằng cảm hứng ngợi ca của thơ ca kháng chiến. * Nét riêng:

- Hình tượng người lính trong Đồng chí:

+ Xuất thân từ nông dân, bình dị mộc mạc. Vẻ đẹp của người lính tâp trung ở tình đồng chí, đồng đội được hình thành trên cơ sở cùng cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu, cùng chia sẻ mọi gian lao thiếu thốn.

+ Được khắc họa bằng bút pháp tả thực. Chính Hữu không hướng vào những gì khác thường. Tất cả các chi tiết miêu tả người lính đều rất sát thực, cũng không cần mĩ lệ hóa những gian khổ, thiếu thốn ở họ.

- Hình tượng người lính trong bài Tây Tiến:

+ Chủ yếu là những chàng trai Hà Nội, phần lớn là học sinh, sinh viên; mang vẻ đẹp hào hùng, lẫm liệt vừa lãng mạn đa tình.

+ Quang Dũng thiên về bút pháp lãng mạn. Người lính trong Tây Tiến được đặt trong khung cảnh thiên nhiên miền Tây hoang sơ, dữ dội vừa hết sức thơ mộng. Ngòi bút của tác giả chú trọng đến những nét độc đáo, khác thường và làm nổi bật vẻ đẹp hào hùng, hào hoa ở người lính, kể cả nét bi tráng ở họ.

c. Kết bài

- Hai tác phẩm tiêu biểu cho hai cảm hứng trong thơ ca thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp nhưng đều là những bài thơ thành công xuất sắc trong việc khắc họa hình tượng người lính cách mạng.

4. Dạng 4: Vận dụng kiến thức lí luận văn học vào giải quyết các vấn đề trong tác phẩm. (Dành cho HSG) trong tác phẩm. (Dành cho HSG)

Đề 10:

Gợi ý làm bài a. Giải thích

- Cái kì diệu của tiếng nói trong thơ, có lẽ chăng ta tìm nó trong nhịp điệu, trong nhạc của thơ. Theo Nguyễn Đình Thi ngôn ngữ thơ ca mang một đặc điểm riêng biệt so với các thể loại văn học khác. Nếu ngôn ngữ trong các tác phẩm truyện, kí chủ yếu là ngôn ngữ tự sự, ngôn ngữ trong tác phẩm kịch chủ yếu là ngôn ngữ đối thoại thì ngôn ngữ thơ ca có tác dụng gợi cảm đặc biệt là ở yếu tố nhịp điệu.

- Nhịp điệu của thơ trước hết được thể hiện qua âm điệu, vần điệu, cách tổ chức ngôn ngữ đặc biệt khiến cho bài thơ lên bổng xuống trầm như tiếng đàn êm tai.

- Bên cạnh đó sức âm vang, lan toả, thấm sâu của thơ còn được tạo nên từ một thứ nhạc nữa, một thứ nhịp điệu bên trong. Đó là nhịp điệu của tình ý, là tiếng lòng của thi nhân nâng thơ lên thành khúc hát của nội tâm con người.

Qua nhận định trên, Nguyễn Đình Thi khẳng định thế mạnh của ngôn ngữ thơ chính là nhịp điệu. Nhạc là phần tinh chất của cảm xúc thơ ca, nó ngân nga cả bên ngoài bên trong mỗi tiếng thơ. Trong đó Nguyễn Đình Thi đặc biệt đề cao thứ nhịp điệu bên trong, nhịp điệu của cảm xúc, tâm hồn.

Một phần của tài liệu các chuyên đề ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn (Trang 115 - 116)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w