0
Tải bản đầy đủ (.doc) (148 trang)

Chi tiết trong tác phẩm văn học là ”những tiểu tiết có sức chứa lớn về nội dung tư tưởng và cảm xúc” Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm có sống động được

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN (Trang 90 -91 )

tư tưởng và cảm xúc”. Hình tượng nghệ thuật trong tác phẩm có sống động được hay ko là nhờ các chi tiết. Chi tiết nước mắt của Hộ và Chí phèo trong 2 đoạn văn trên là 1 chi tiết nghệ thuật như thế! (Hoặc: Trong tác phẩm văn học, chi tiết nghệ thuật là cực kì quan trọng. Nó giống như một hạt cát nhưng đủ để mang đến một sa mạc mênh mông, giống như một giọt nước nhưng có thể làm đồng hiện cả đại dương bao la. Chi tiết nước mắt của Hộ và Chí phèo trong 2 đoạn văn trên là những hạt cát, những giọt nước như thế)

- Nước mắt là giọt châu của loài người, là tấm kính biến hình của vũ trụ. Có giọt nước mắt sung sướng, có giọt nước mắt ân hận, có giọt nước mắt đau đớn, xót xa...Nước mắt biến hình theo từng tình huống, trạng thái con người. Các nhân vật của Nam Cao cũng khóc trong những trạng thái như thế!

2. Về chi tiết ”nước mắt” trong 2 đoạn văn: (5,0 điểm)a.Đoạn văn thứ nhất : a.Đoạn văn thứ nhất :

33

+ Với Hộ, tiếng khóc của anh bật ra sau 2 tấn bi kịch trong cuộc đời: Bi kịch sống thừa và bi kịch tình thương... (Hs cần cụ thể ý này)

+ Nam Cao thật tinh tế và sâu sắc khi diễn tả trạng thái khổ đau ấy qua hình ảnh so sánh..., ngôn ngữ cứ chà đi xéo lại: hắn khóc..., hắn khóc...hắn khóc nức nở...càng khóc to hơn...-> tiếng khóc nghẹn ngào rồi lại vỡ òa, chất chứa bao khổ đau, uất ức trong bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo.

b.Đoạn văn thứ hai : Nam Cao mô tả Chí Phèo khóc 2 lần:

- Lần 1: “...mắt mình ươn ướt...”-> ngạc nhiên, cảm động, bùng lên khát vọng làm người...

- Lần 2: “...khóc rưng rức...” -> là nỗi niềm tức tưởi của con người đang rơi vào tuyệt vọng..

3. Về nét tương đồng và khác biệt: (2,0 điểm)a. Nét tương đồng: a. Nét tương đồng:

- 2 tiếng khóc ở 2 con người, ở 2 hoàn cảnh khác nhau nhưng đều biểu hiện sự thấm thía nỗi đau thân phận khi trải qua những bi kịch cuộc đời.

- Nam Cao mô tả tiếng khóc, nước mắt của các nhân vật nhưng lại lồng vào đó lời độc thoại nội tâm của các nhân vật để diễn tả sự giằng co, dai dẳng, những khổ đau, bất hạnh và cả những bừng ngộ của họ.

b. Nét khác biệt:

*Tiếng khóc, nước mắt của Hộ:

- Là tiếng khóc của người trí thức tiểu tư sản có ý thức sâu sắc về sự sống, muốn cống hiến bằng sự lao động sáng tạo của chính mình mà phải sống ”thừa”, 1 con người coi tình thương là nguyên tắc xác định tư cách làm người nhưng lại vi phạm vào lẽ sống tình thương.

- Giọt nước mắt thanh lọc tâm hồn anh, giúp anh đứng vững bên bờ vực thẳm của sự tha hóa -> tự nhận ”anh...chỉ là...1 thằng... khốn nạn” -> sáng chói nhân cách ở người trí thức tiểu tư sản trong sáng tác của Nam Cao.

*Tiếng khóc, nước mắt của Chí Phèo:

- Tiếng khóc của người cố nông bị tha hóa, bị tước đoạt quyền làm người. Bao nhiêu tủi hờn dồn nén lại để rồi bật lên thành tiếng khóc ”rưng rức”, khóc cho sự oan trái, sự thua thiệt của 1 con người sinh ra là người mà không có quyền sống của 1 con người.

- Tiếng khóc của sự cay đắng, đau đớn, tủi nhục...

4. Đánh giá: (1,0 điểm)

Một phần của tài liệu CÁC CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN (Trang 90 -91 )

×