sống tiềm tàng ở một người phụ nữ bị đoạ đày cả về thể xác lẫn tinh thần, tưởng chừng như mất đi hết đời sống tâm hồn nhưng khi có tác động của ngoại cảnh đã bùng lên, bứt phá, tìm đến sự sống mới.
- Tô Hoài đã rất thành công khi xây dựng một nhân vật có sức sống bên trong mãnh liệt đằng sau khuôn mặt vô hồn, vô cảm của Mị. Bởi vậy, có người đã xem đây là “một nhân vật thành công bậc nhất trong văn xuôi cách mạng đương đại Việt Nam”
1* Lưu ý: Khi làm bài không yêu cầu học sinh phải nhớ máy móc kiến thức và kĩ * Lưu ý: Khi làm bài không yêu cầu học sinh phải nhớ máy móc kiến thức và kĩ năng. Yêu cầu học sinh phải biết kết hợp kiến thức và kĩ năng hợp lí để tạo lập văn bản nghị luận hoàn chỉnh. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. Khuyến khích những bài viết thể hiện rõ sự sáng tạo, có quan điểm và thái độ riêng sâu sắc nhưng không trái với chuẩn mực đạo đức và pháp luật.
2
Chuyên đề: ĐỊNH HƯỚNG ÔN THI THPT QUỐC GIA
PHẦN NGHỊ LUẬN
Yêu cầu của một bài Nghị luận xã hội
Yêu cầu chung:
Đảm bảo những đặc trưng cơ bản của thể văn NLXH: có hệ thống luận điểm chặt chẽ, hướng vào luận đề, có các luận cứ lí lẽ thuyết phục để làm sáng tỏ mỗi luận điểm và tìm những dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu, đáng tin cậy để chứng minh.
Đảm bảo vốn kiến thức xã hội phong phú, sâu sắc, có những hiểu biết nhất định về các vấn đề thời sự, chính trị - xã hội nóng bỏng của đất nước.
Đảm bảo tính mục đích, tư tưởng: những vấn đề nghị luận phải có ý nghĩa thiết thực, có tính thời sự và tính giáo dục cao, có ý nghĩa hướng đạo, giúp HS có những nhận thức và suy nghĩ đúng đắn về cuộc sống.
Yêu cầu cụ thể:
* Về hình thức trình bày;
Trình bày rõ ràng, mạch lạc, khoa học theo bố cục 3 phần của một bài văn (hoặc đoạn văn) nghị luận, tùy theo yêu cầu của đề
* Về thao tác lập luận:
- Bài văn NLXH nào cũng vận dụng kết hợp các thao tác: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, bác bỏ. Tùy từng đề bài cụ thể mà lựa chọn sử dụng thao tác lập luận theo dung lượng hợp lý
- Căn cứ vào đặc trưng của bài văn NLXH, hướng dẫn HS thực hiện các thao tác lập luận đáp ứng những yêu cầu cụ thể sau:
● Giải thích:
Mục đích: giúp người nghe (đọc) hiểu vấn đề. Các bước:
- Làm rõ vấn đề được nêu ra ở đề.
+ Nếu vấn đề được nêu dưới dạng là một câu trích dẫn hoặc một ý tưởng do người ra đề đề xuất, người viết cần lần lượt giải nghĩa, làm rõ nghĩa của vấn đề theo cách đi từ khái niệm đến các vế câu và cuối cùng là toàn bộ ý tưởng được trích dẫn.
(Nghĩa là lần lượt trả lời các câu hỏi: "... nghĩa là gì? "; "... là như thế nào?"; "Câu nói đề cập tới vấn đề gì?")
+ Nếu vấn đề được diễn đạt theo kiểu ẩn dụ bóng bẩy thì phải giải thích cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng của từ ngữ.
+ Nếu vấn đề bàn luận là một hiện tượng đời sống, người viết cần cho biết đó là hiện tượng gì? Hiện tượng đó biểu hiện ra sao? Dưới các hình thức nào? (miêu tả, nhận diện)...
3Thực hiện tốt bước giải thích sẽ tìm thấy vấn đề cần bàn luận. Định hướng lập ý Thực hiện tốt bước giải thích sẽ tìm thấy vấn đề cần bàn luận. Định hướng lập ý đúng và đủ.
● Phân tích:
Mục đích: đưa ra các lí lẽ để thuyết phục người đọc Các bước:
+ Tìm hiểu cơ sở của vấn đề: trả lời tại sao có vấn đề đó? (xuất phát từ đâu có vấn đề đó). Người viết cần suy nghĩ kĩ để có cách viết chặt chẽ về mặt lập luận, lô gíc về mặt lí lẽ, xác đáng về mặt dẫn chứng.
Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi TẠI SAO?
+ Nêu hướng vận dụng của vấn đề: vấn đề được vận dụng vào thực tiễn cuộc sống như thế nào?
Phần này yêu cầu người viết thể hiện quan điểm thái độ của bản thân về việc tiếp thu, vận dụng vấn đề vào cuộc sống.
Trong quan niệm làm văn truyền thống, bước này được xem là bước trả lời câu hỏi NHƯ THẾ NÀO?
● Chứng minh:
Mục đích: giúp người nghe (đọc) tin vào ý kiến người viết. Các bước:
+ Xác định chính xác điều cần chứng minh, phạm vi cần chứng minh.
+ Dùng dẫn chứng trong thực tế cuộc sống (hoặc các nguồn thông tin tin cậy khác) để minh hoạ.
● Bình luận:
Mục đích: giúp người nghe (đọc) đồng tình với ý kiến người viết. Các bước:
+ Bàn rộng và nhìn vấn đề (hiện tượng) dưới nhiều góc độ để đưa ra lời bình luận, đánh giá vấn đề Đúng / Sai? Tốt / Xấu?...
+ Khẳng định tác dụng, ý nghĩa của vấn đề trong cuộc sống hiện tại.
● Bác bỏ:
Mục đích: giúp người nghe, người đọc hiểu sâu, rộng vấn đề từ chiều xem xét ngược lại.
Các bước:
+ Phản bác, nêu mặt trái của vấn đề đang bàn luận. + Nêu giả thiết ngược lại và bàn luận.