Đánh giá, rút ra ý nghĩa của vấn đề:

Một phần của tài liệu các chuyên đề ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn (Trang 142 - 144)

Đây là vấn đề vô cùng cấp thiết của toàn nhân loại đòi hỏi mỗi người đều phải có nhận thức và hành động đúng đắn ngay từ bây giờ. Vì một môi trường học đường lành mạnh, học sinh “Hãy nói không với bạo lực học đường”.

* Kết bài

- Rút ra bài học, định hướng hành động cho bản thân

ĐỀ 2:

Vào đại học có phải là con đường tiến thân duy nhất của thanh niên, học sinh hiện nay không? Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) trình bày ý kiến của anh/ chị về vấn đề này.

DÀN Ý:

* Mở bài:

Giới thiệu vấn đề cần nghị luận

* Thân bài:

-Giải thích khái niệm, từ ngữ: Đại học? con đường tiến thân duy nhất?

-Phân tích:

+ Vào đại học là con đường tiến thân rất quan trọng và đẹp đẽ, là ước mơ không chỉ của tuổi trẻ nước ta mà còn cả nhân loại.

+ Thời đại chúng ta là thời đại của khoa học kĩ thuật, thời đại của công nghệ thông tin, thời đại của con người chinh phục khoảng không vũ trụ...

+ Sau khi tốt nghiệp bậc phổ thông, nếu được vào đại học sẽ mở ra cho chúng ta một chân trời bao la của sự học, học nữa, học mãi. Học, tiếp thu được nhiều kiến thức có ý nghĩa như những chìa khóa thần diệu giúp chúng ta khám phá lâu đài khoa học và trí tuệ.

+ Dân tộc ta là một dân tộc có truyền thống hiếu học, giàu khát vọng trí tuệ.

(Dẫn chứng từ thực tế để chứng minh)

-> Cần phải coi việc vào đại học là một con đường tiến thân đẹp, sang trọng là một giấc mơ đẹp của nhiều người. Tuổi trẻ cần dồn mọi tâm huyết thời gian, sức lực để có thể đạt kết quả tốt trong kì thi đại học.

- Bác bỏ:

Vào đại học hoàn toàn không phải là con đường duy nhất. Con đường vào đời, vào chân trời hạnh phúc ngày nay của tuổi trẻ cũng đã mở ra rất nhiều cánh cửa:

+ Làm công nhân, làm thợ lành nghề có thu nhập cao, đời sống no đủ, gia đình yên ấm, vật chất dồi dào, tinh thần phong phú...

+ Nhà nước ta cũng đã mở ra các trường dạy nghề, đào tạo công nhân có kĩ thuật cao.

+ Nếu hoàn cảnh gia đình khó khăn, trình độ học lực hiện tại còn hạn chế thì hãy chọn một nghề chuyên môn, học tốt nghề ấy để trở thành người thợ lành nghề, có bàn tay vàng trong nghề nghiệp của mình.

-> Đây là con đường không kém triển vọng, bởi nhiều người không qua trường đại học nào cũng trở thành nhà văn nổi tiếng, nhà phát minh sáng chế và được vinh danh là “ Giáo sư nông dân”, trở thành chuyên gia máy tính và tỉ phú bậc nhất của nhân loại...

(Dẫn chứng từ thực tế để chứng minh)

- Đánh giá, rút ra ý nghĩa của vấn đề:

Đây là vấn đề rất đáng quan tâm của toàn nhân loại, đòi hỏi mỗi người đều phải có nhận thức và hành động đúng đắn ngay từ bây giờ. Dù tiến thân bằng con đường nào cũng phải không ngừng học, học trong thực tế, học trong sách vở, đều có thể leo lên được đỉnh vinh quang. Vậy đừng nên xem vào đại học là con đường duy nhất.

* Kết bài: Kêt thúc vấn đề cho hợp lí.

3. Dạng bài Nghị luận về một vấ n đề xã hội đặt ra từ một tác phẩm văn họ c họ c

a. Kiến thức cơ bản:* Khái niệm: * Khái niệm:

Nghị luận về một vần đề xã hội đặt ra trong các tác phẩm văn học là một dạng của kiểu bài nghị luận mà vấn đề cần bàn bạc được rút ra từ một tác phẩm văn học hoặc từ một câu chuyện nhỏ.

* Đề tài:

- Một vấn đề xã hội nào đó có ý nghĩa sâu sắc, đặt ra trong tác phẩm văn học đã học trong chương trình hoặc một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn ngoài chương trình.

- Dù là lấy từ nguồn nào thì đề tài bàn luận cũng thuộc một trong hai phạm vi: các tư tưởng, đạo lí hoặc các hiện tượng đời sống.

b. Định hướng cách làm bài:

* Phần mở bài:

- Giới thiệu ngắn gọn, chính xác vấn đề cần bàn luận trên cơ sở ngầm hiểu ý nghĩa của tác phẩm, câu chuyện.

- Dẫn dắt tác phẩm, câu chuyện được chọn nêu luận đề

* Phần thân bài:

- Phân tích khái quát nội dung, ý nghĩa của tác phẩm hoặc câu chuyện được dẫn trong đề bài để tìm thấy vấn đề cần bàn luận.

- Nếu vấn đề cần bàn luận là một tư tưởng, đạo lí thì áp dụng mô hình cấu trúc: GIẢI => PHÂN => BÁC => ĐÁNH (Như đã trình bày ở phần trên)

- Nếu vấn đề cần bàn luận là một hiện tượng đời sống thì áp dụng mô hình cấu trúc: GIẢI => PHÂN => NGUYÊN NHÂN => ĐÁNH GIÁ => GIẢI PHÁP

(Như đã trình bày ở phần trên)

* Phần kết bài:

- Đánh giá ý nghĩa của tư tưởng, đạo lí hoặc hiện tượng đời sống đã nghị luận, rút ra bài học nhận thức hoặc định hướng hành động.

- Khẳng định ý nghĩa của tác phẩm / câu chuyện và vai trò đóng góp của tác giả.

Ví dụ minh hoạ: ĐỀ 1:

Từ truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, anh/ chị suy nghĩ gì về bạo hành gia đình trong xã hội hiện nay.

DÀN Ý:* bài: * bài:

Một phần của tài liệu các chuyên đề ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn (Trang 142 - 144)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w