Bố cục: Chia 4 đoạn

Một phần của tài liệu các chuyên đề ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn (Trang 98 - 99)

- Nam Cao hóa thân vào nhân vật, sống với nhân vật, đau nỗi đau tột cùng của nhân vật Ẩn sau tiếng khóc là niềm cảm thông, thương xót của nhà văn Nam Cao

c.Bố cục: Chia 4 đoạn

- Đoạn 1 (từ đầu – Mai Châu mùa em thơm nếp xôi): qua nỗi nhớ tái hiện lại những chặng đường hành quân đầy gian khổ, gắn với khung cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội.

+ Nội dung:

. Vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội, hoang vu, bí ẩn cuả thiên nhiên mền Tây.

. Hình tượng người lính Tây Tiến với những chặng đường hành quân gian khổ. + Nghệ thuật: Nét vẽ chắc khoẻ, táo bạo, gân guốc; Từ ngữ giàu chất tạo hình… - Đoạn 2 (tiếp – Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa): Nhớ những kỉ niệm đẹp về đêm liên hoan văn nghệ thắm tình quân dân và cảnh núi rừng thơ mộng, mĩ lệ.

+ Nội dung:

. Vẻ đẹp mĩ lệ, duyên dáng, thơ mộng của Tây Bắc. . Vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn của người lính Tây Tiến.

2

+ Nghệ thuật: Nét vẽ mềm mại, tinh tế, đầy tài hoa.

- Đoạn 3 (tiếp – Sông Mã gầm lên khúc độc hành): Nỗi nhớ về đồng đội – trực tiếp khắc họa hình tượng người lính với vẻ đẹp lãng mạn và bi tráng của người lính Tây Tiến.

+ Nội dung: Trực tiếp khắc họa hình ảnh người lính Tây Tiến: . Ngoại hình độc đáo, kì lạ.

. Tâm hồn lãng mạn,mộng mơ. . Sự hi sinh vì lí tưởng cao đẹp.

+ Nghệ thuật: Trên cơ sở hiện thực mà lãng mạn hóa hiện thực; sử dụng biện pháp đối lập tương phản để làm nổi bật tính chất phi thường, vẻ đẹp lí tưởng của người lính.

- Đoạn 4 (còn lại): Nhớ lời thề thuở lên đường. Cũng là thể hiện sự gắn bó với Tây Tiến Và miền Tây Bắc.

+ Nội dung:

. Ý chí: Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh. . Gắn bó sâu sắc với thiên nhiên miền Tây.

+ Nghệ thuật: Giọng điệu trầm, buồn nhưng hào hùng đanh thép.

=> Toàn bộ bài thơ như là như là những con sóng tình cảm nối tiếp nhau: Đoạn 1 khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ dữ dội, đoạn 2 hình tượng TN Tây Bắc trữ tình thơ mộng, đoạn 3 khắc họa vẻ đẹp lãng mạn bi tráng hào hùng của người lính Tây Tiến, đoạn 4 trở về với những kỷ niệm sâu lắng. Vì vậy nó giống như những con sóng: trào dâng mãnh liệt ở đoạn 1, lắng xống ở đoạn 2, trào dâng ở đoạn 3, lắng xuống ở đoạn 4.

Một phần của tài liệu các chuyên đề ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn (Trang 98 - 99)