Điểm 0,25: + Nêu được ½ số biện pháp và nêu được tác dụng ở mức sơ sài + Nêu được đúng (từ 34) biện pháp nhưng chưa chỉ ra được tác dụng.

Một phần của tài liệu các chuyên đề ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn (Trang 31 - 32)

+ Nêu được đúng (từ 3-4) biện pháp nhưng chưa chỉ ra được tác dụng. - Điểm 0: Nêu sai hoặc không trả lời.

* Đề số 2:

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

Trong sổ tay ghi chép của một Hs, có đoạn như sau:

Kẻ thù lớn nhất của tất cả chúng ta là sự lười biếng. Nếu chúng ta không lười biếng thì mọi cái mà chúng ta chông thấy đều là các cơ hội, bởi vì càng khó khăn cơ hội càng lớn. Tôi có một lý thuyết cho cá nhân tôi. Gọi là lý thuyết bên bờ vực. Tôi không bao giờ làm việc gì rễ và không làm việc gì mà người khác có thể ngay lập tức làm giống tôi được. Tôi gọi là lý thuyết bên bờ vực bởi vì kẻ định cạnh tranh với mình không dám theo gia mép vực để cạnh tranh và kẻ thù cũng không dám theo mình ra mép vực. Tôi nghĩ rằng không lười biếng và phải dũng cảm, hai cái đấy tạo ra cơ hội. Các bạn đừng sợ. Khó khăn là thuốc kích thích để mỗi con người dũng cảm, sáng suốt và sống có lý tưởng. Mọi khó khăn là điềm báo tạo cơ hội.

(Ông Nguyễn Trần Bạt đối thoại với sinh viên Học viện Ngoại giao, nguồn chungta.com)

1. Trong đoạn trích trên, có một số lỗi về chính tả và một lỗi ngữ pháp câu. Hãy chỉ ra lỗi và sửa lại cho đúng (0,5 điểm). lỗi và sửa lại cho đúng (0,5 điểm).

2.Lý thuyết bên bờ vực được nhắc tới ở trên có những đặc điểm gì? (0,5 điểm).

3. Viết một đoạn văn ngắn (từ 8 - 10 dòng) về chủ đề: Sự lười biếng (1,0 điểm).

HƯỚNG DẪN

1. - Chỉ ra lỗi sai:

+ Lỗi sai về chính tả: chông, rễ, gia

+ Lỗi sai về ngữ pháp: Gọi là lý thuyết bên bờ vực.

Một phần của tài liệu các chuyên đề ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w