+ Đây là ca từ thể hiện một lối sống đẹp, là điều cần có ở mỗi con người trong cuộc sống.
+ Mỗi người cần không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp, rèn luyện tấm lòng mình cho ý nghĩa, phê phán sự thờ ơ, vô tâm, vô cảm trong xã hội
*Kết bài:
- Nhấn mạnh giá trị quan trọng của tấm lòng. - Liên hệ bản thân và tự rút ra bài học.
ĐỀ 2:
Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến sau: “ Khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình thương yêu đồng loại, sự sẻ chia với mọi người chỉ còn là những giá trị lạc lõng”. DÀN Ý: * bài: Nêu vấn đề cần nghị luận * Thân bài: - Giải thích ý kiến:
+ Thói ích kỉ: Là lối sống nhỏ nhen, hèn nhát, cá nhân chỉ biết bản thân mình, không biết đến người khác.
+ Người có lối sống ích kỉ: thì những chuẩn mực đạo đức xã hội (tinh thần hi sinh, lòng nhân ái...) chỉ là những giá trị xa lạ hoặc không có ý nghĩa gì.
-> Câu nói nhằm nêu lên: những tác hại của lối sống ích kỉ và cảnh báo về một hiện tượng đời sống. Thói ích kỉ đang trở thành lối sống của khá nhiều người trong xã hội.
- Phân tích, chứng minh vấn đề:
+ Trong cuộc sống người sống ích kỉ luôn nghĩ về bản thân, lấy lợi ích cá nhân làm thước đo mọi giá trị, bất chấp quyền lợi của người khác.
+ Khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì sẽ dẫn đến sự tha hóa về nhân cách. Khi lối sống ích kỉ trở nên phổ biến trong đời sống thì những giá trị đạo đức truyền thống trở nên xa lạ, lạc lõng.
+ Người có lối sống ích kỉ thường xem nhẹ trách nhiệm của mình đối với xã hội, thờ ơ với niềm vui, nỗi buồn của những người xung quanh. Đồng thời họ cũng không coi trọng tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình yêu thương đồng loại, sự sẻ chia của người khác.
+ Lối sống ích kỉ đang tồn tại trong một bộ phận của đời sống khi được che đậy bằng nhiều hình thức bóng bẩy, giả tạo. Khi con người không dám đấu tranh
8với nó nghĩa là đang dung túng, tạo ra môi trường và điều kiện cho lối sống đó với nó nghĩa là đang dung túng, tạo ra môi trường và điều kiện cho lối sống đó được lên ngôi.
(Dẫn chứng minh họa cụ thể)
+ Bên cạnh đó có nhiều người có lối sống đẹp, có trách nhiệm với gia đình, với người thân, với xã hội...
(Dẫn chứng minh họa cụ thể)
- Bàn bạc, đánh giá, mở rộng vấn đề
+ Đây là ý kiến đúng, đánh giá tác hại của lối sống ích kỉ trong mỗi con người.
+ Mỗi người cần không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức tốt đẹp, phải biết sống vị tha, có tinh thần trách nhiệm, kết hợp hài hòa giữa quyền lợi cá nhân và lợi ích cộng đồng.
*Kết bài:
Kết thúc vấn đề cho hợp lí.
2. Dạng bài Nghị luận về một hiện tượng đời s ố n ga. Kiến thức cơ bản a. Kiến thức cơ bản
* Khái niệm:
Nghị luận về một hiện tượng đời sống là một dạng của kiểu bài văn Nghị luận xã hội, yêu cầu người viết bàn luận về một hiện tượng có tính thời sự cập nhật, đã hoặc đang diễn ra trong đời sống xã hội, được nhiều người quan tâm.
* Phạm vi đề tài:
Đề tài của dạng nghị luận này rất phong phú, thường có tính đa chiều, đa diện và là những hiện tượng đời sống mang tính thời sự. (Trong khi đối tượng bàn luận của kiểu bài nghị luận về một tư tưởng đạo lý lại là những tư tưởng, đạo lý đã được đúc kết, coi như là chân lý đã được nhiều người thừa nhận)
Một số đề tài cụ thể như:
- Hiện tượng môi trường bị ô nhiễm
- Hiện tượng tiêu cực trong học hành, thi cử - Vấn đề tai nạn giao thông
- Nạn bạo hành trong gia đình - Nạn bạo lực học đường
- Hiện tượng học sinh nghiện Internet.v.v
b. Định hướng cách làm bài
* Phần mở bài:
- Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận theo yêu cầu của đề.
9
* Phần thân bài:
- Tiến hành theo các bước sau:
+ Giải thích rõ các khái niệm trong luận đề nêu hiện tượng (nếu cần thiết) + Phân tích và chứng minh:
◘ Các biểu hiện cụ thể và tác hại (hoặc tác dụng) của hiện tượng đời sống được bàn luận đối với con người và xã hội. (Dẫn chứng từ thực tế, các số liệu... để chứng minh).
◘ Chỉ rõ nguyên nhân làm xuất hiện hiện tượng đó (Gồm: nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan).
+ Bình luận tác động của hiện tượng đối với xã hội:
◘ Biểu dương, ngợi ca mặt tích cực ◘ Phê phán mặt tiêu cực
+ Nêu giải pháp khắc phục (hiện tượng tiêu cực) hoặc phát huy (hiện tượng tích cực)
- Mô hình cấu trúc phần thân bài:
GIẢI => PHÂN => NGUYÊN NHÂN => ĐÁNH GIÁ => GIẢI PHÁP
* Phần kết bài
- Bình giá hiện tượng.
- Giải pháp hành động của bản thân
Ví dụ minh hoạ: ĐỀ 1:
Hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 600 từ) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về nạn bạo lực học đường trong nhà trường hiện nay từ thông tin sau:
“ Một đoạn clip vừa được đăng tải lên mạng vào ngày 9.3 vừa qua cho thấy một nữ sinh THCS bị các bạn đánh bằng ghế nhựa vào đầu (...).Đoạn clip dài 1 phút 48 giây, ghi lại cảnh một nhóm học sinh, phần đông là nữ mặc đồng phục quần đen, áo trắng đánh đập dã man, dùng tay tát liên tiếp vào mặt, túm tóc… một nữ sinh khác trong tư thế ngồi co ro ở một góc bàn cạnh cửa sổ”.
DÀN Ý:
* Mở bài:
(Theo Ngọc Phạm - Hồng Cẩm, Tin tuc 24H, ngày 10/03/2015)
lớp.
- Giới thiệu hiện tượng một nữ sinh THCS bị đánh hội đồng dã man trong - Khẳng định nạn bạo lực học đường đang là một vấn nạn lớn trong nhà trường hiện nay.
* Thân bài:
- Giải thích khái niệm: Bạo lực học đường là cách ứng xử, giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh trong học tập, sinh hoạt trong nhà trường giữa học
10sinh bằng bạo lực. sinh bằng bạo lực.
-Phân tích:
+ Hành động ngang nhiên xử lý bạn bằng bạo lực, đánh hội đồng, đánh một cách công khai của các học sinh ngay trong lớp học thể hiện sự lệch lạc về tư tưởng, đạo đức, ý thức, tác phong học sinh. Đây là hiện tượng đáng phê phán, lên án.
+ Hành động này sẽ gây nên những hậu quả nghiêm trọng:
. Học sinh bị đánh phải tiếp tục sống trong sợ hãi mỗi khi đến trường. . Gây di chấn tổn thương về thể xác.
. Gây bức xúc và gây tâm lí hoang mang cho phụ huynh, thầy cô và học sinh. - Nguyên nhân của hiện tượng trên:
+ Trong cơ chế thị trường, nhiều giá trị đạo đức bị xói mòn; Việc giáo dục đạo đức học sinh ở một số gia đình, nhà trường bị buông lỏng; do ảnh hưởng từ phim ảnh bạo lực; do bị tiêm nhiễm từ lối cư xử không đúng chuẩn mực của các đối tượng bên ngoài nhà trường, thậm chí là những người lớn trong gia đình.
+ Học sinh thiếu kỹ năng sống. Các mâu thuẫn nhỏ trong bạn bè dẫn đến xích mích, nổi nóng thiếu kiềm chế. Bên cạnh đó là những nguyên nhân nhỏ như “Thích thì đánh cho nó chừa”, “ nhìn đểu”...
- Bình luận:
+ Hành động ngang nhiên xử lý bạn bằng bạo lực, đánh hội đồng của các em học sinh THCS trong clíp là việc làm vi phạm nghiêm trọng nội quy của học sinh, song đây không phải là trường hợp cá biệt. Trong thực tế trường học, vấn đề bạo lực học đường đang ở mức báo động cấp thiết, đang có nguy cơ bùng nổ lan rộng. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy ở các bài báo những hình ảnh bạo lực học đường; hoặc những thước phim bạo lực do học sinh quay lại và tung lên các phương tiện truyền thông. Những thước phim quay cảnh đấm đá vô nhân đạo của những học sinh mang đồng phục học trò đang đấm đá, xé áo, lột quần, túm tóc...gây ám ảnh cho người xem và nỗi đau về một thế hệ trẻ với những nhân cách đang bị băng hoại nghiêm trọng.
+ Bạo lực học đường tác động tiêu cực tới xã hội, làm đau đầu các nhà quản lí giáo dục và các cơ quan chức năng có thẩm quyền.