Cuộc gặp gỡ giữa Tràng và Thị.

Một phần của tài liệu các chuyên đề ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn (Trang 94 - 96)

- Nam Cao hóa thân vào nhân vật, sống với nhân vật, đau nỗi đau tột cùng của nhân vật Ẩn sau tiếng khóc là niềm cảm thông, thương xót của nhà văn Nam Cao

1.Cuộc gặp gỡ giữa Tràng và Thị.

“Cuộc tình” của Tràng được bắt đầu từ một câu hò chơi cho đỡ nhọc khi hắn đẩy xe thóc liên đoàn lên tỉnh.

“Muốn ăn cơm trắng với giò này! Lại đây mà đẩy xe bò với anh, nì!”

Đây có thể coi là cuộc thoại mở đầu giữa Tràng và nhân vật thị (vợ Tràng sau này). Sau câu đùn đẩy của đám bạn, thị cong cớn đối thoại với Tràng.

• Có khối cơm trắng với giò đấy! này, nhà tôi ơi, nói thật hay nói khoác đấy?

• Thật đấy, có đẩy thì ra mau lên!

• Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ!

Thì ra chỉ vì một lời nói đưa đẩy “cơm trắng mấy giò”, cái con người mấy ngày nay ngồi vêu ở sân kho bỗng vùng đứng dậy ton ton chạy đến với Tràng. Thái độ của thị cong cớn như lời dẫn của tác giả nhưng lời nói, cách xưng hô của thị với Tràng là cả một vấn đề cần bàn. Thị “bắt quàng” gọi Tràng là “nhà tôi”, là “đằng ấy” cùng với cái liếc mắt đưa tình của thị khiến Tràng thích lắm, “từ cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa có người con gái nào cười với hắn tình tứ như thế”. Với cử chỉ lời nói đó mục đích là thị cầu thân với Tràng nhằm đạt đến cái đích riêng của mình là: Kiếm một miếng ăn! chỉ vì miếng ăn mà thị phải cong cớn, rồi âu yếm, rồi tình tứ qua cách xưng hô, cử chỉ…Đến đây chúng ta mới thấy ngòi bút của Kim Lân thật sắc sảo, tinh tế. Chỉ bằng vài lời thoại tác giả đã phản ánh được sức mạnh hủy diệt của cái đói. Cái đói đã tước đi hết thảy sự tế nhị, duyên dáng của người phụ nữ.

Sự tài hoa trong ngòi bút của Kim Lân còn được thể hiện qua lời đối thoại giữa thị và Tràng sau hôm gặp lại: Tràng đùa vui cho đỡ nhọc nên sau đó quên ngay. Còn thị thì khác, thị phải hỏi trước “nói thật hay nói đùa đấy?”, thị phải cười, phải nói, phải liếc mắt đưa tình…tất cả những cử chỉ của thị đều cho thấy được mục đích của việc giúp Tràng đẩy xe. Chúng ta thấy hai mục đích, hai thái độ khác nhau. Tràng đùa, thị cho là thật! Thị chờ đợi, hy vọng Tràng thực hiện lời hứa. Tràng quên thì thị lại nhớ và thế là khi gặp lại Tràng, thị mới sưng sỉa.

• Điêu! người thế mà điêu!

• Hôm ấy leo lẻo cái mồn hẹn xuống, thế mà mất mặt!

• Chả hôm ấy thì hôm nay vậy. Này hãy ngồi xuống đây ăn miếng giầu đã.

Bao nhiêu tức giận thị trút lên Tràng qua hai lời đối thoại liên tiếp khiến Tràng sững sờ, không hiểu. Đến đây chúng ta thấy miếng ăn thật là quan trọng! chẳng thế mà bao nhiêu ý tứ tế nhị, duyên dáng của người phụ nữ đều bị thị vứt bỏ đi hết, thay vào đó là những lời bốp chat, xỉa xói. Trong khi đó Tràng vẫn rất lễ nghĩa “Hãy ngồi xuống ăn miếng giầu đã” nhưng hắn đâu có biết là thị đang rất đói, đang rất cần một thứ khác kia! Chứ không phải là miếng giầu! miếng giầu chỉ giành cho việc xã giao, nghi lễ mà thị lại không cần đến những thứ đó! Thị thẳng thắn đến sỗ sang đòi hỏi: “có ăn gì thì ăn chả ăn giầu” lúc này Tràng hào phóng. Muốn ăn gì thì ăn, bởi hắn lúc này đang “rích bố cu”! hai con mắt của thị tức thị sáng lên. Thái độ cong cớn sưng sỉa của thị biến mất nhường chỗ cho sự cầu thân, đon đả “ăn thật nhá! Ừ ăn thì ăn sợ gì”.

Trước những lời đối thoại ở buổi gặp gỡ này là những lời dẫn của tác giả miêu tả thái độ của thị: Lúc cong cớn, xỉa xói, khi đon đả ngọt ngào…tất cả đều xoay quanh miếng ăn! đằng sau những lời đối thoại ấy ta thấy hiện lên một hình ảnh đối lập: Nhân cách con người và miếng ăn. Càng coi trọng, khao khát miếng ăn bao nhiêu thì nhân cách con người càng bé nhỏ bấy nhiêu! Chúng ta có thể liên hệ đến các sáng tác của Nam Cao trước cách mạng như: Một bữa no; Tư cách mõ; Trẻ con không được ăn thịt chó…”miếng ăn” một trong những vấn đề nhức nhối của dân tộc ta. Nước ta trước cách mạng, triền miên trong nạn đói. Cái đói là một sự thực “tàn nhẫn”, một nỗi khủng khiếp đầy ám ảnh đến mức cái đói đã đi vào cả những nghi thức tôn giáo. Trong “Trẻ con không được ăn thịt chó” miếng ăn đã đẩy nhân vật “hắn” xuống hàng cầm thú. Cái đói đã hủy hoại cả nhân phẩm và nhân tính con người. Đến đây chúng ta mới thấy hết sức mạnh hủy diệt của cái đói, vì đói mà thị đã phải bấu víu vào những câu đùa vu vơ, những hy vọng mỏng manh. Chị đã chấp nhận theo không Tràng khi hầu như chưa hiểu gì về Tràng. Lấy chồng trở thành “vợ nhặt” chỉ là chạy trốn cái đói. Đặc sắc và hấp dẫn trong “vợ nhặt” chính là ở chỗ: tác phẩm không hề có tiếng trống thúc thuế, không có cảnh gán nợ, đợ con, không có một dòng nào, một hình ảnh nào miêu tả trực tiếp tội ác của thực dân Pháp và phát xít Nhật đã đẩy nhân dân ta đến nạn đói 1945 nhưng giá trị tố cáo của nó vẫn hết sức lớn lao bởi nó được nhà văn Kim Lân chuyển tải đến người đọc bằng một trong những yếu tố nghệ thuật đó là: Đối thoại của truyện. 2.Trên đường về nhà Tràng

Trong “Vợ nhặt” hai lần Tràng đùa vui:

• Lần 1: Hắn “hò một câu cho đỡ nhọc”

• Lần 2: Hắn nói với thị “này nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân hàng trên xe rồi cùng về”.

Sau hai lần đùa vui thì chiều nay “người trong xóm bỗng thấy Tràng về với một người đàn bà nữa”.

Khác với lời đối thoại của buổi gặp gỡ, lời đối thoại trên đường về cụt lủn, buồn tẻ, thiếu vắng từ xưng hô.

• Gì hả?

• Không

• Ấy rẽ lối này cơ mà!

• Đằng này à? • Ừ. • Sắp đến nơi chưa? • Sắp. • Nhà có ai không? • Có một mình tôi mấy u.

• Đã một mình lại còn mấy u. Bé lắm đấy! …

• Buồn à?

• Không.

Đến đây người đọc không còn bắt gặp những lời dẫn thoại miêu tả thái độ cong cớn, xỉa xói, đon đả của thị như ở buổi đầu gặp gỡ. Nó nhường chỗ cho những lời đối thoại tủn mủn, tẻ nhạt và chính những lời đối thoại này lại là tâm trạng ngượng ngùng, e thẹn, âu lo của cả hai nhân vật. Bởi họ đâu đã có cơ hội tìm hiểu nhau! Khi đùa vui thì mạnh bạo gọi “nhà tôi”, “đằng ấy”. Nay theo nhau về thì vấn đề trở nên nghiêm trọng hơn. Biết xưng hô như thế nào? Hai kẻ xa lạ gặp nhau, một người đang đói đến thay hình đổi dạng, một kẻ thì đang “rích bố cu”! Té ra họ là hai kẻ nhặt được nhau. Vì thế họ có tâm tình gì đâu để trao đáp! chỉ là những câu hỏi vu vơ, câu trả lời cộc lốc và nhân vật thị mới đáng chú ý. Buổi gặp gỡ thị sỗ sàng, xỉa xói, cong cớn bao nhiêu thì nay thị rón rén, e thẹn bấy nhiêu “trông chị ta thèn thẹn hay đáo để”.

Nếu như trước đây hành động của thị dứt khoát, mãnh liệt “vùng dậy ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng”, thì nay thị bước đi lùi lũi “đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa khuân mặt”. Trước đây thị ồn ào đanh đá bao nhiêu thì nay “thị không nói gì, hai con mắt tư lự nhìn ra phía trước”. Tâm trạng của thị đúng là tâm trạng của nàng dâu mới về nhà chồng! Khi thị hỏi Tràng “nhà có ai không?”, phải chăng thị đang lo âu, đang lo cái nỗi lo xa tắp của đời mình. Đến đây người đọc chợt nhận ra nguyên nhân, thái độ sỗ sàng, cong cớn, cái âu yếm, tình tứ giả dối của thị chính là cái đói, thị đâu có lỗi! Kẻ có lỗi chính là kẻ đã gây ra cái đói, kẻ đã gieo cái đói cho thị và đồng bào của thị và cũng đến đây nhà văn Kim Lân đã trả lại cho thị cái bản tính của người phụ nữ Việt Nam. Ta cũng hiểu tấm lòng nhân đạo của Kim Lân sâu sắc đến nhường nào. Ngòi bút của nhà văn đã luồn lách đến tận nơi sâu kín nhất của tâm hồn nhân vật để cùng cười, cùng khóc với họ. Ông đã vươn tới các yêu cầu cao nhất của truyện ngắn “nói mà không nói”. Đạt được yêu cầu đó là do Kim Lân đã xây dựng được lời đối thoại của nhân vật phù hợp với tình huống của truyện.

Một phần của tài liệu các chuyên đề ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn (Trang 94 - 96)