Vị trí và hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp.

Một phần của tài liệu các chuyên đề ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn (Trang 101 - 105)

- Nam Cao hóa thân vào nhân vật, sống với nhân vật, đau nỗi đau tột cùng của nhân vật Ẩn sau tiếng khóc là niềm cảm thông, thương xót của nhà văn Nam Cao

4.Vị trí và hình tượng người lính trong thơ ca kháng chiến chống Pháp.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp đầy gian khổ của dân tộc hình ảnh người lính đã trở thành hình tượng trung tâm của thời đại với những phẩm chất đáng quý “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh” - cho em thơ yên giấc ngủ, cho quê hương sạch bóng quân thù! Chính vì thế mà thơ ca thời kỳ này đã hướng hẳn ngòi bút về phía họ, ghi lại một cách sinh động và chân thực về đời sống kháng chiến của họ nơi chiến trường.

- Họ là những người lính xuất thân từ nông dân, chất phác và bình dị. Chính họ đã dựng lên tượng đài bất hủ trong thơ ca về người chiến sĩ Cách mạng. Người lính đi vào chiến trường với những hình ảnh đẹp nhất, anh dũng nhất và cũng đầy chất lãng mạn nhất... Tất cả đều cùng chung lí tưởng yêu nước giết giặc, cùng thể hiện tinh thần xả thân vì Tổ quốc, vì nhân dân.

Các anh là con của nhân dân. Sinh ra, lớn lên từ ruộng đồng, từ đất mẹ yêu thương:

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá Anh với tôi đôi người xa lạ

Từ phương trời chẳng hẹn quen nhau”

(Đồng chí - Chính Hữu) Phần lớn người lính thời chống Pháp ra đi từ những miền quê nghèo, nơi “nước mặn, đồng chua”, với ”đất cày lên sỏi đá”... Chính sự tương đồng về hoàn cảnh đã làm cho những người ”chiến sĩ chân đất đầu trần” của chúng ta có cùng chung lý tưởng, chí hướng:

“Súng bên súng đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ”

Người lính phải trải qua bao vất vả, khó khăn, thiếu thốn, bệnh tật, với “những cơn sốt run người, vầng trán ướt mồ hôi”, cùng “áo rách vai, quần có vài mảnh vá”... Vậy mà, họ vẫn kiên cường đạp lên tất cả, coi thường chông gai, vượt qua bao mưa bom bão đạn để chiến thắng mọi vũ khí hiện đại nhất của giặc Pháp. Điều đó đủ để thấy được tinh thần, nghị lực chiến đấu, vượt qua hiểm nguy để đến với thắng lợi cuối cùng:

“Lại những ngày đi vắt với sương

Ngô bung, xôi nhạt nước lưng bương Đêm mưa rình giặc tai thao

5

6

Ngày lại ngày đi rét nhức xương...”

(Giết giặc - Tố Hữu) Hồi đầu kháng chiến, các anh phải thiếu thốn nhiều bề. Có gì gian khổ hơn khi những mối hiểm nguy luôn luôn rình rập trên đường hành quân:

”Chiều chiều oai linh thác gầm thét

Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”

Và đây nữa:

”Dốc lên khúc khuỷu, dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây, súng ngửi trời...”

(Tây tiến - Quang Dũng) Những người lính ấy đã tình nguyện rời bỏ quê hương, xa rời bờ tranh, mái lá, xa cây đa, bến nước, con đò, nghe theo tiếng gọi của tiền phương. Dầu xuất thân khác nhau, dầu không cùng chung hoàn cảnh, nhưng đã chung chiến hào thì thành tình đồng đội. Rất có thể, trong số họ sẽ có người:

Rải rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh áo bào thay chiếu anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

(Tây tiến - Quang Dũng) Khó khăn là thế, thiếu thốn, gian khổ là thế, dù cho “Giọt mồ hôi rơi trên má anh vàng nghệ” (Giết giặc - Tố Hữu), dù mưa gió triền miên, dù vũ khí thô sơ, thiếu thốn... thì tình yêu quê hương, yêu đất nước luôn thường trực, luôn rạo rực, thôi thúc các anh:

“Lột sắt đường tàu

Rèn thêm dao kiếm áo vải chân không Đi lùng đáng giặc”

(Nhớ - Hồng Nguyên) Trong gian khổ, tinh thần lạc quan của các anh càng tỏa sáng, cùng với lòng yêu nước, chí căm thù giặc làm thành vũ khí để vượt qua tất cả:

“Cười lên, ai cấm ta đâu

Đồng tình ta trượt, dù đau cũng cười...”

(Mưa núi - Minh Huệ) “ - Đằng nớ vợ chưa, đằng nớ

- Tớ còn chờ độc lập Cả lũ cười bên ruộng bắp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu”

(Nhớ - Hồng Nguyên)

Lòng lạc quan cách mạng của các anh còn thể hiện ở niềm tin vào khả năng của mình trước kẻ thù hung bạo:

“Thằng Tây chớ cậy xác dài

Chúng tao người nhỏ nhưng dai hơn mày Thằng Tây chớ cậy béo quay Mày thức hai buổi là mày bở hơi Chúng tao thức bốn đêm rồi

7

8

Bây giờ mới gặp mày đây

Sức tao vẫn đủ bắt mày hàng tao”

(Ca dao kháng chiến) Đặc điểm nổi bật ở các anh bộ đội của chúng ta là tinh thần quả cảm, vượt lên mọi gian lao, nguy hiểm. Các anh là những người đứng trên tuyến đầu của cuộc kháng chiến ác liệt, sẵn sàng hy sinh:

“Những đồng chí chèn lưng cứu pháo

Nát thân nhắm mắt còn ôm Những bàn tay sẻ núi lăn bom

Nhất định mở đường cho xe ta lên chiến trường tiếp viện”

(Hoan hô chiến sỹ Điện Biên - Tố Hữu) Lạc quan, dũng cảm, tình đồng đội keo sơn, là các anh, những người lính cụ Hộ, xả thân vì Tổ quốc. Hình ảnh của các anh là hình ảnh đẹp tuyệt vời của một dân tộc anh hùng:

“Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá ngụy trang reo với gió đèo”

(Lên Tây Bắc - Tố Hữu)

Thơ chống Pháp đã xây dựng thành công hình ảnh người lính. Năm tháng trôi qua nhưng những bài thơ ưu tú viết về người lính trong giai đoạn lịch sử oanh liệt này vẫn còn sống mãi trong văn học Việt Nam. Hình ảnh người lính chiến đấu chống Pháp như một bằng chứng trong chặng đường đi lên phía trước của dân tộc ta.

CÁC DẠNG BÀI TẬP ĐIỂN HÌNH

Một phần của tài liệu các chuyên đề ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn (Trang 101 - 105)