- Kết hợp lí thuyết với thực hành, tăng cường trải nghiệm thực tiễn Cần hiểu được bản chất của vấn đề chứ không chỉ học thuộc lòng một
MỘT SỐ ĐỀ LUYỆN TẬP (KHÔNG KÈM HƯỚNG DẪN) Đề số 1:
Đề số 1:
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
“Thương hại thay! Người nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn ở với loài người đã đành, đến cái nghĩa vụ mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Bên Pháp, mỗi khi người có quyền thế hoặc chính phủ, lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận dụng kì cho đến được công bình mới nghe.
Vì sao mà người ta làm được như thế? Là vì người ta có đoàn thế, có công đức biết giữ lợi ích chung vậy. Họ nghĩ rằng nếu nay để cho người có quyền lực đè nén người này thì mai ắt cũng lấy quyền lực đè nén mình, cho nên phải hiệp nhau lại phòng ngừa trước. Người ta có ăn học biết xét kĩ thấy xa như thế, còn người nước mình thì sao? Người mình thì phải ai tai ấy, ai chết mặc ai! Đi đường gặp người bị tai nạn, gặp người yếu bị kẻ mạnh bắt nạt cũng ngơ mắt đi qua, hình như người bị nạn khốn ấy không can thiệp gì đến mình.
Đã biết sống thì phải biết bênh vực nhau, ông cha mình ngày xưa cũng đã hiểu đến. Cho nên mới có câu: “Không ai bẻ đũa cả nắm” và “Nhiều tay làm nên bộp”. Thế thì dân tộc Việt Nam này hồi cổ sơ cũng biết đoàn thể, biết công ích, cũng góp gió làm bão, giụm cây làm rừng, không đến nỗi trơ trọi, lơ láo, sợ sệt, ù lì như ngày nay.
(Về luân lí xã hội nước ta, Phan Châu Trinh) Câu 1. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên? (0,25 điểm)
Câu 2. Tác giả đã sử dụng những thao tác lập luận nào? Thao tác nào là chủ yếu? (0,5 điểm)
Câu 3. Trong đoạn trích trên có câu và cụm từ nào mang nghĩa tương đương với câu
Nhiều tay làm nên bộp?
Câu 4. Nêu ít nhất 02 giải pháp để khắc phục tình trạng sợ sệt, ù lì của người Việt ngày nay? Viết 5 – 7 dòng.
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Những giấc mơ đều dang dở Trong cơn rùng mình của đất Giờ nằm sâu dưới tầng gạch nát
Thân thể họ vụn rời và giấc mơ bay lên
Hãy bay vượt qua bóng đêm Qua đầm đìa vết thương đau đớn Qua cát dập, đá vùi, tro nóng
Đến vùng trời xanh mát những bình an
Rồi đền đài lại ngát hương lan Rồi Everest lại mênh mông tuyết trắng Rồi Kathmandu lại thênh thang nắng
Và đất lại liền như chưa hề có vết đau
Nepal ơi, xin nguyện cầu nước mắt khô mau Cho những số phận đã hòa tan vào lòng đất
Biết quên vết thương thịt da, quên nỗi đau mất mát Ngủ yên hoài, trong lòng đất… xanh xa…
(Xin chắp tay cầu nguyện cho người dân Nepal, Đỗ Nhật Nam)
Câu 5. Nêu ngắn gọn nội dung của bài thơ trên? (0,25 điểm)
Câu 6. Đoạn thơ sử dụng những phương thức biểu đạt nào? (0,25 điểm)
Câu 7. Khổ 2 và khổ 3 của đoạn thơ có những đặc sắc nghệ thuật nào? (0,5 điểm)
Câu 8. Hình ảnh Thân thể họ vụn rời và giấc mơ bay lên thể hiện điều gì? (0,5 điểm)
Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì;
Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si;
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi Mỗi buổi sớm thần vui hàng gõ cửa
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa. Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.
(Vội vàng - Xuân Diệu, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012)
Câu 1. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn thơ trên? (0,5 điểm)
Câu 2. Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc của đoạn thơ? (0,5 điểm)
Câu 3. Ý nghĩa của hình ảnh Tháng giêng ngon như một cặp môi gần? (0,25 điểm)
Câu 4. Hai câu thơ cuối của đoạn thơ bộc lộ điều gì về nhân vật trữ tình? (0,25 điểm)
Đề số 3 :
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Đánh giá đời sống của mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có người làm việc “đầu tắt mặt tối” không có lấy chút nhàn rỗi. Có người phung phí thời gian ấy vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để phát triển chính mình. Phải làm sao để mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết sử dụng hữu ích thời gian ấy là một vấn đề lớn của xã hội có văn hóa.
Đánh giá đời sống một xã hội cũng phải xem xã hội ấy đã tạo điều kiện cho con người sống với thời gian nhàn rỗi như thế nào. Công viên, bảo tàng, thư viện, nhà hát, nhà hàng, câu lạc bộ, sân vận động, điểm vui chơi,…là những cái không thể thiếu. Xã hội càng phát triển thì các phương tiện ấy càng nhiều, càng đa dạng và càng hiện đại.
Xã hội ta đang chăm lo các phương tiện ấy, nhưng vẫn còn chậm, còn sơ sài, chưa có sự quan tâm đúng mức, nhất là ở các vùng nông thôn.
Thời gian nhàn rỗi chính là thời gian của văn hóa và phát triển. Mọi người và toàn xã hội hãy chăm lo thời gian nhàn rỗi của mỗi người.
(Phỏng theo Hữu Thọ, dẫn theo SGK Ngữ văn 11 Nâng cao, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.94)
Câu 5. Đoạn trích trên chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,25 điểm) Câu 6. Nêu ngắn gọn nội dung của đoạn trích trên? (0,5 điểm)
Câu 7. Đặt nhan đề cho đoạn trích? (0,25 điểm)
Câu 8. Nêu ít nhất 03 biện pháp để sử dụng thời gian nhàn rỗi của bản thân một cách
hợp lí. Viết 5 - 7 dòng. (0,5 điểm).
Đề số 4:
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Đây là các phần của một văn bản đã bị đảo trật tự: