+ Thông qua lời đối thoại giữa các nhân vật: Hồn Trương Ba - da hàng thịt; Hồn Trương Ba - Vợ Trương Ba, cái Gái, chị con dâu; Hồn Trương Ba - Đế Thích, tác giả đã đẩy xung đột của hồi kịch lên đến cao trào, buộc Hồn Trương Ba phải lựa chọn một cách sống dứt khoát: sống đúng là mình, hòa hợp thống nhất giữa thể xác và tâm hồn.
+ Đoạn trích vở kịch đã khiến người đọc suy ngẫm và nhận thức sâu sắc về quan niệm sống, lẽ sống đẹp nhất của con người trong cuộc đời: sống thực với mình và với mọi người
- Giải thích:
“Sống thực” là sống có sự gắn bó hài hòa, thống nhất giữa thể xác và tâm hồn mình, không để tâm hồn mình làm nô lệ cho thân xác. Nói cách khác: Sống thực là sống đúng với bản chất vốn có, không giả dối hay che giấu điều gì.
- Phân tích, chứng minh làm rõ vấn đề:
◘ Đoạn trích vở kịch “ Hồn Trương Ba, da hàng thịt ”:
+ Phản ánh chân thực tình trạng con người phải sống giả dối, sống không thật với mình và mọi người xung quanh “Bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo”
+ Cuộc sống thật quí giá nhưng sống đánh mất mình, giả dối chính mình và mọi người thì sống không bằng chết.
+ Con người sống cần phải có sự hài hoà giữa ngoại hình và nội tâm, hình thức và nội dung, suy nghĩ và hành động.
◘ Trong cuộc sống:
+ Vì sao con người cần phải sống thực? + Sống thực là như thế nào?
. Con người sống thật là con người dám nói những điều mình nghĩ, mình cho là đúng.
. Dám làm những việc mình muốn, mình cho là phải, cần thiết.
. Sống hòa hợp, thống nhất giữa thể xác và tâm hồn, suy nghĩ và hành động + Tác dụng của lối sống thực:
. Khiến con người thanh thản, sống vô tư, thoải mái, hạnh phúc
. Đem đến niềm vui cho những người xung quanh và được mọi người tin yêu. (Dẫn chứng từ thực tế để chứng minh)
- Phê phán, bác bỏ:
+ Những người sống giả dối.
+ Sống bằng mọi giá, đánh mất mình (Dẫn chứng từ thực tế để chứng minh)
- Bình luận, đánh giá:
+ "Sống thực" là lẽ sống đúng đắn, tích cực, khẳng định nhân cách làm người của con người.
+ Lưu Quang Vũ đã góp tiếng nói tích cực vào việc định hướng lẽ sống và nhân cách đẹp cho con người hiện tại.
* Kết bài:
- Rút ra bài học: bản thân phải sống thật thà, ngay thẳng và luôn thẳng thắn đấu tranh chống lại những biểu hiện tiêu cực để hoàn thiện nhân cách.
- Đoạn trích vở kịch giàu giá trị nhân văn, là bài học về đạo lí làm người.
ĐỀ 3:
Có một câu chuyện cảm động xảy ra sau trận sóng thần ở Nhật Bản:
“ Chúng tôi đang ở vùng Arahama. Trước mắt chúng tôi là một chú chó có vẻ mệt mỏi, bẩn thỉu. Nó vừa trải qua sóng thần nên vẫn còn run rẩy, sợ sệt. Nó đeo một vòng cổ bạc, nên chắc chắn là vật nuôi của ai đó.
Đằng kia có một con chó khác. Nó rất yếu ớt. Chú chó kia ở đây để bảo vệ cho bạn mình. Đó là lí do nó không muốn chúng tôi lại gần”.
(Theo nguồn tin từ Internet).
Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của câu chuyện trên.
DÀN Ý:* Mở bài: * Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Sự chung thủy trong tình bạn. - Dẫn dắt và khái quát câu chuyện.
* Thân bài:
- Giải thích ý nghĩa câu chuyện:
+ Câu chuyện nói về một sự việc rất cảm động: Sau cơn động đất kinh hoàng, một thành phố giàu có của Nhật Bản đã tan hoang. Dấu hiệu của sự sống còn lại rất ít ỏi – chỉ có hai chú chó sống sót, một không bị thương, một đang trong cơn nguy kịch.
+ Chú chó không bị thương sẵn sàng bảo vệ bạn trước sự xuất hiện của người lạ mặt.