Sáng hôm sau:

Một phần của tài liệu các chuyên đề ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn (Trang 96 - 98)

- Nam Cao hóa thân vào nhân vật, sống với nhân vật, đau nỗi đau tột cùng của nhân vật Ẩn sau tiếng khóc là niềm cảm thông, thương xót của nhà văn Nam Cao

3. Sáng hôm sau:

Trong truyện sau đêm tân hôn hai vợ chồng Tràng chỉ đối thoại với nhau đúng một lần.

• Việt minh phải không

• Ừ, sao nhà biết?

Vẫn là một câu hỏi, một câu trả lời nhưng không còn tủn mủn, cộc lốc như trước nữa. Cái đáng nói ở đây là đã có từ xưng hô xuất hiện “nhà”, một từ xưng hô đơn giản nhưng nó biểu thị cho nghĩa vợ chồng của hai nhân vật, hai con người đã thật sự gắn bó với nhau.

Soi chiếu lại diễn biến của sự kiện: Gặp gỡ, trên đường về, sáng hôm sau. Chúng ta nhận thấy sự vận động và biến đổi các từ xưng hô và cũng là sự vận động và biến đổi tâm trạng, tính cách nhân vật.

• Buổi gặp gỡ: Từ xưng hô giả tạo – với mục đích cầu thân

• Trên đường về: Thiếu vắng từ xưng hô – Nó biểu thị mối quan hệ chưa xác định giữa hai nhân vật.

• Sáng hôm sau (sau đêm tân hôn): Từ xưng hô thân mật, âu yếm biểu thị đúng mối quan hệ của nhân vật.

Kết thúc lời thoại của hai vợ chồng Tràng “Ừ, sao nhà biết” đã để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng bạn đọc. Cách xưng hô mới nồng ấm, hòa thuận làm sao!

Qua xem xét các giai đoạn của những lời đối thoại giữa vợ chồng Tràng ta thấy đối thoại trong “Vợ nhặt” của Kim Lân là một chi tiết nghệ thuật độc đáo và đặc sắc làm nên phong cách tác giả. Bởi đối thoại trong truyện ngắn nói riêng và trong tác tác phẩm văn học nói chung chỉ trở thành chi tiết nghệ thuật khi:

• Lời đối thoại của nhân vật phải phù hợp với tình huống truyện.

• Lời đối thoại phải diễn tả được trạng thái tâm lí, tính cách của nhân vật.

• Lời đối thoại đó cùng phát triển với diễn biến của truyện.

• Là một chi tiết nghệ thuật nên lời đối thoại phải góp phần bộc lộ nội dung của tác phẩm

• Đối thoại trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân đã đáp ứng được những yêu cầu nghệ thuật trên.

Với cách khai triển khía cạnh nghệ thuật đối thoại trên để áp dụng đối với học sinh có năng khiếu văn (học sinh giỏi văn). Cá nhân tôi nhận thấy các em đã hiểu – cảm sâu sắc, toàn diện giá trị tác phẩm, với một khả năng cảm thụ tinh tế, sáng tạo. Giúp các em làm tốt những bài văn nghị luận tổng hợp. Đặc biệt là những bài văn về phong cách tác giả. Nó còn giúp các em nhìn nhận mọi vấn đề trong cuộc sống một cách nhiều chiều, sâu sắc.

1

Chuyên đề: HƯỚNG DẪN ÔN TẬP BÀI THƠ

Một phần của tài liệu các chuyên đề ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w