Cuộc sống, hạnh phúc của nhân dân khi đất nước đã được độc lập, tự do, hòa bình *Hình thức: Đảm bảo yêu cầu về hình thức và số câu theo quy định.

Một phần của tài liệu các chuyên đề ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn (Trang 40 - 41)

*Hình thức: Đảm bảo yêu cầu về hình thức và số câu theo quy định.

Đề số 5.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 1 đến Câu 4:

“…Nếu Tổ quốc hôm nay nhìn từ biển Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa

Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

Nếu Tổ quốc nhìn từ bao quần đảo Lạc Long cha nay chưa thấy trở về Lời cha dặn phải giữ từng thước đất

Máu xương này con cháu vẫn nhớ ghi.”

(Trích Tổ Quốc nhìn từ biển, Nguyễn Việt Chiến, Tạp chí Văn nghệ Quân đội,

số 5 - 2009)

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì? (0,25 điểm)

Câu 2. Chỉ ra và gọi tên thành phần biệt lập trong câu thơ: “Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng”. (0,25 điểm)

Câu 3. Trong câu thơ “Trong hồn người có ngọn sóng nào không?”, tác giả đã sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp tu từ đó. (0,5 điểm)

Câu 4. Việc tác giả nhìn Tổ quốc từ biển, từ bao quần đảo gợi cho đồng chí những suy nghĩ gì? (Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng). (0,5 điểm)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ Câu 5 đến Câu 8:

“(1) Tôi phải nằm yên và bất động trong hơn một tiếng. (2) Tôi cố nín thở, cố gắng không cử động, không khóc để những kẻ kia không nhìn thấy…(3) Hình ảnh những gã đàn ông đi quanh chúng tôi như các con kền kền sẽ ám ảnh tôi suốt đời. (4) Chúng nổ súng bắn người mà không hề nghĩ đến cuộc sống của họ. (5) Tôi đã mong rằng sẽ có người đến đánh thức tôi dậy và nói: Đây chỉ là cơn ác mộng.

(6) Tuy nhiên, việc may mắn là người sống sót giúp tôi có cơ hội để kể với mọi người về những người anh hùng của tôi. (7) Đó là người đàn ông đã trấn an tôi, cố gắng che chắn cho tôi trong lúc tôi còn đang run rẩy. (8) Đó là những người hoàn toàn xa lạ đã đón tôi ở bên kia đường, an ủi tôi trong suốt khoảng thời gian tôi tin rằng người đàn ông tôi yêu đã mất. (9) Đó là người phụ nữ sẵn sàng mở cửa nhà để đón những người sống sót, mua quần áo mới cho chúng tôi trong khi bộ đồ của chúng tôi đã vấy máu. (10) Xin gửi đến tất cả những người đã tận tình chăm sóc chúng tôi rằng: mọi người khiến tôi tin tưởng thế giới vẫn còn một tương lai tốt đẹp hơn...”.

(Lời kể của cô gái giả chết thoát khủng bố Paris – theo Tin tức online) Câu 5. Trong đoạn trích trên, hai đoạn văn được liên kết với nhau bằng phép liên kết

nào? (0,25 điểm)

Câu 6. Câu văn: “Hình ảnh những gã đàn ông đi quanh chúng tôi như các con kền kền sẽ ám ảnh tôi suốt đời” diễn tả điều gì về những kẻ khủng bố? (0,25 điểm)

Câu 7. Chỉ ra và phân tích ý nghĩa của các biện pháp tu từ cú pháp được sử dụng trong

các câu (7), (8), (9). (0,5 điểm)

Câu 8. Đồng chí có suy nghĩ gì về câu nói: “Tôi tin tưởng rằng thế giới vẫn còn một tương lai tốt đẹp hơn”? (Trả lời trong khoảng 5-7 dòng). (0,5 điểm)

Câu Nội

dung

Điểm Câu 1 Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm 0,25

Câu 2 Thành phần biệt lập trong câu thơ: hẳn – biệt lập tình thái. 0,25

Câu 3 - Các biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ: 0,25 + Câu hỏi tu từ: Trong hồn người có ngọn sóng nào không?

+ Ẩn dụ: ngọn sóng – những cảm xúc mãnh liệt của lòng yêu nước, căm thù giặc, ý thức gìn giữ chủ quyền dân tộc.

Một phần của tài liệu các chuyên đề ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w