+ Mở bài trực tiếp: là trả lời thẳng vào câu hỏi “ Bài viết bàn về vấn đề gì?” + Mở bài gián tiếp: có thể xuất phát từ một lời thơ, ý văn, tục ngữ, ý kiến, câu châm ngôn… để dẫn dắt người đọc tới vấn đề tư tưởng, đạo lí cần nghị luận.
- Dù tiến hành theo cách nào, phần mở bài cũng cần có các ý sau:
+ Giới thiệu chính xác vấn đề cần bàn luận mà đề bài đặt ra.
+ Nếu luận đề nêu dưới dạng ý kiến, câu châm ngôn, tục ngữ... cần trích dẫn lại nguyên văn câu đó.
* Phần thân bài
- Tiến hành theo các bước sau:
+ Giải thích rõ luận đề (Giải thích các từ ngữ then chốt, các khái niệm; giải thích ý nghĩa từng vế câu - nếu có; giải thích tổng quát toàn bộ luận đề…)
+ Phân tích, chứng minh các mặt đúng của tư tưởng, đạo lí (dùng các dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)
+ Bác bỏ những biểu hiện sai lệch liên quan đến tư tưởng, đạo lí (dùng các dẫn chứng từ cuộc sống và văn học để chứng minh)
+ Khẳng định, đánh giá ý nghĩa của tư tưởng đạo lí đã nghị luận
6
* Phần kết bài: Liên hệ thực tiễn, rút ra bài học cho bản thân từ vấn đề đã bàn luận.
Ví dụ minh hoạ: ĐỀ 1:
Viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) bàn về câu hát: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi”. (Trịnh Công Sơn)..
DÀN Ý:* Mở bài: * Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: vai trò, giá trị của “tấm lòng” đối với mỗi con người.
- Trích dẫn nguyên văn câu hát của Trịnh Công Sơn
* Thân bài: