Lý giải sự tương đồng và khác biệt.

Một phần của tài liệu các chuyên đề ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn (Trang 86 - 90)

- Kết hợp lí thuyết với thực hành, tăng cường trải nghiệm thực tiễn Cần hiểu được bản chất của vấn đề chứ không chỉ học thuộc lòng một

5. Lý giải sự tương đồng và khác biệt.

+ Tương đồng vì: Hai tác giả đều là những nhà thơ rất mực tài năng, đều tham gia kháng chiến chống Pháp, đều gắn bó sâu nặng với những vùng đất - con người kháng chiến.

+ Khác biệt vì: Bản chất nghệ thuật là sự sáng tạo, “Mỗi tác phẩm văn học phải là một phát minh về hình thức và một khám phá về nội dung” (nhà văn Lêônit Lêônốp); Do nét riêng của hoàn cảnh cảm hứng và phong cách nghệ thuật độc đáo của mỗi nhà thơ.

29

HỆ THỐNG ĐỀ LUYỆN TẬP

Đề 1: “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái nở mặt sau này. Còn mình thì…Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt” (Vợ nhặt – Kim Lân)

“Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt” (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu)

Anh/chị cảm nhận như thế nào về chi tiết “dòng nước mắt” trong những câu văn trên.

Đề 2 : Chi tiết “bát cháo hành” trong truỵên ngắn Chí Phèo (Nam Cao) và chi tiết “lời di huấn” của Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) đều tác động và đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời những người lầm đường.

Hãy trình bày suy nghĩ của anh/chị về các chi tiết ấy.

Đề 3: Cùng viết về đất nước và nhân dân trong kháng chiến chống Pháp nhưng ba tác phẩm: Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm, Đất nước của Nguyễn Đình Thi,

Việt Bắc của Tố Hữu là ba thế giới hình tượng riêng, ba giọng điệu trữ tình riêng, chứa đựng những kí thác riêng của mỗi hồn thơ.

Anh/chị hãy phân tích ba bài thơ trong quan hệ đối sánh để chỉ ra nét riêng của mỗi tác phẩm.

Đề 4: Từ hai tác phẩm Chữ người tử tù Người lái đò sông Đà, hãy phân tích để chỉ ra nét ổn định và sự vận động trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân.

Đề 5: Cái “tôi” của Xuân Diệu và Tố Hữu qua hai thi phẩm Vội vàng Từ ấy.

Đề 6 : Cảm nhận về những giọt nước mắt của hai nhân vật Chí Phèo và nhân vật Hộ trong truyện ngắn Chí Phèo Đời thừa của Nam Cao.

Đề 7 : Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam.

Đề 8: Cái nhìn con người trên phương diện tài hoa nghệ sĩ của Nguyễn Tuân từ nhân vật Huấn Cao trong Chữ người tử tù đến nhân vật người lái đò trong Người lái

30

31

Đề 9: Hai truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” (Tô Hoài) và “Vợ nhặt” (Kim Lân). Hãy phân tích các nhân vật phụ nữ trong tác phẩm ấy để làm nổi bật số phận và vẻ đẹp tâm hồn đặc biệt là sức sống của người phụ nữ Việt Nam.

Đề 10: Cảm nhận của anh/chị về chi tiết “tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá” mà nhân vật Chí Phèo cảm nhận được sau đêm gặp Thị Nở (Chí Phèo – Nam Cao) và chi tiết “Mị nghe tiếng sáo vọng lại, thiết tha bồi hồi” mà nhân vật Mị nghe được trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài).

Đề 1: Hình tượng thiên nhiên trong ba bài thơ: Vội vàng của Xuân Diệu, Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử, Tràng giang của Huy Cận.

Đề 2 : Cảm hứng quê hương đất nước trong các bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu,

Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên và đoạn trích Đất nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm.

Đề 3 : Vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật trong hai bài thơ: Vội vàng của Xuân Diệu và Tràng giang của Huy Cận.

Đề 4: Anh/chị hãy phân tích, so sánh tư tưởng hiện thực, tư tưởng nhân đạo của Nam Cao và Kim Lân qua truỵên ngắn Chí Phèo và truỵên ngắn Vợ nhặt.

Đề 5 : Anh/chị hãy phân tích, so sánh nghệ thụât thể hiện tình yêu trong bài thơ

Tương tư của Nguyễn Bính và bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh.

Đề 6 : Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện trong Vợ nhặt của Kim Lân và

Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Đề 7: Cảm nhận của Anh/chị về nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi và nhân vật Tnú trong truyện ngắn Rừng xà nu

của Nguyễn Trung Thành.

Đề 8 : Phân tích, so sánh nhân vật nữ trong tác phẩm Vợ Chồng A Phủ của Tô Hoài, Vợ Nhặt của Kim Lân, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu.

Đề 9 : Hình tượng cái “tôi” của người cầm bút trong hai đoạn trích Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân và Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Đề 10 : Vẻ đẹp bi tráng của hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng và hình tượng Lor ca trong bài thơ Đàn ghi ta của Lor ca của Thanh Thảo

32

Tham khảo đáp án cho đề bài:

Đề bài: Anh/chị hãy cảm nhận nét tương đồng và khác biệt của chi tiết “nước mắt” trong hai đoạn văn sau:

-... “Nước mắt hắn bật ra như nước một quả chanh mà người ta bóp mạnh. Và hắn khóc...Ôi chao! Hắn khóc! Hắn khóc nức nở. khóc như thể không ra tiếng khóc. Hắn ôm chặt lấy bàn tay bé nhỏ của Từ vào ngực mình mà khóc [...]. Hắn lại càng khóc to hơn và cố nói qua tiếng khóc:

- Anh...anh...chỉ là...một thằng...khốn nạn!...” (Đời thừa - Nam Cao)

-... “Hết ngạc nhiên thì hắn thấy mắt mình như ươn ướt...Tỉnh ra, chao ôi, buồn! Hơi rượu không sặc sụa,, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi cháo hành. Hắn ôm mặt khóc rưng rức. Rồi lại uống. Rồi lại uống. Hắn uống đến say mềm người rồi hắn đi [...]. Tao phải đâm chết nó!” (Chí Phèo - Nam Cao)

Hướng dẫn:

Một phần của tài liệu các chuyên đề ôn thi thpt quốc gia môn ngữ văn (Trang 86 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(148 trang)
w