Biện pháp 5: Tạo dựng các điều kiện bảo đảm cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học có hiệu quả

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG PHẠM NGŨ lão HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG HIỆN NAY (Trang 98 - 102)

- Nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trường

3.2.5.Biện pháp 5: Tạo dựng các điều kiện bảo đảm cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học có hiệu quả

hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học có hiệu quả

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Xây dựng được môi trường thuận lợi đầy đủ các điều kiện bảo đảm cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học chính là động lực để ĐNGV nỗ lực phát huy hết khả năng của mình cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nhà trường.

3.3.5.2. Nội dung của biện pháp

* Xây dựng một môi trường văn hoá mạnh trong nhà trường:

Văn hóa của một nhà trường trước hết là văn hóa của ĐNGV. Nếu bề nổi văn hóa của nhà trường là phần nhìn thấy, nghe thấy, chính là cách ăn mặc, trang phục; các mẫu mức hành vi, ứng xử của cán bộ, giáo viên, công nhân viên trong nhà trường và của học sinh. Cấp độ sâu hơn của văn hoá nhà trường là những giá trị và những niềm tin của HS đối với thầy cô giáo, là của

GV với nhà trường, là uy tín thương hiệu nhà trường trong xã hội. Đó là những giá trị mà các thành viên của nhà trường tuân thủ hoặc tôn trọng, hoặc mong muốn làm theo để có được sự thành đạt trong tổ chức.

Để xây dựng môi trường văn hoá mạnh, hay chính là xây dựng nên những giá trị của nhà trường, các nhà quản lý và ĐNGV cần phải:

+ Xây dựng một hành lang pháp lý - nền tảng vững chắc cho mọi hoạt động của nhà trường, bao gồm các điều lệ, quy chế riêng cho các hoạt động của nhà trường, quy định chức trách, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên trên cơ sở điều lệ, quy chế trường phổ thông của Bộ GD&ĐT

+ Xây dựng nhà trường thành tổ chức biết học hỏi.

Mọi thành viên trong nhà trường đã được phân cấp, phân quyền; từ hiệu trưởng, cán bộ quản lý các cấp, đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên nhà trường đều tuân thủ và thực hiện đúng mọi nội quy, quy định đề ra; thực hiện đúng chức trách và quyền hạn của mình.

Tạo bầu không khí công khai, dân chủ, lành mạnh để tạo được sự đồng thuận trong tập thể GV với lãnh đạo nhà trường trong quá trình phát triển của nhà trường. Mọi người phải có ý thức xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh; thực hiện “kỷ cương, tình thương, trách nhiệm” trong giáo dục - đào tạo. Với mục tiêu nhà trường luôn là vầng trán của cộng đồng, là tinh thần thi đua dạy tốt, học tốt của giáo viên và học sinh, ĐNGV phải khắc phục những thuộc tính tiêu cực trong mỗi con người mình để chung sức xây dựng nhà trường là một đội ngũ trí thức có giá trị văn hóa nhân văn biết tôn trọng, chia sẻ, học hỏi lẫn nhau.

Đảm bảo các quyền lợi của GV như chế độ tiền lương, phụ cấp khác, chế độ thanh toán thừa giờ, khen thưởng …phải đảm bảo công bằng, phản ánh đúng mục đích lao động của GV, phản ánh được thái độ, năng lực thực tế, mức đóng góp của GV đối với hoạt động giáo dục của trường.

Nhà trường cần tạo điều kiện nâng cao thu nhập thường xuyên cho ĐNGV, kịp thời giúp đỡ, động viên các GV có hoàn cảnh khó khăn. Duy trì thường xuyên các hoạt động lành mạnh nâng cao đời sống tinh thần cho

ĐNGV, như các điều kiện văn hóa, thể dục, thể thao, giúp họ thoải mái về tinh thần, tin tưởng vào nhà trường, yên tâm, phấn khởi hoàn thành nhiệm vụ.

Xây dựng các nền nếp lao động, nền nếp hành chính, nền nếp chuyên môn, nền nếp sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chính trị được cụ thể hoá dưới dạng qui định bằng văn bản, được chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá thường xuyên. Đây là cơ sở để duy trì kỉ cương, là tiền đề của sự đoàn kết nhất trí cho mọi thành viên trong nhà trường trong lộ trình phát triển ĐNGV.

Nhà trường cần xây dựng, tiếp tục hoàn thiện và triển khai đồng bộ một số qui chế, nội qui hoạt động của nhà trường như: Qui chế chi tiêu nội bộ, Qui định về định mức lao động của CBGV nhà trường, Qui định về sử dụng trang thiết bị, tài sản nhà trường, Qui định về tiết kiệm,… nhằm không ngừng xây dựng nhà trường ngày càng lớn mạnh.

* Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập, nghiên cứu; một số giải pháp quản lý thiết bị dạy học và cơ sở vật chất của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo.

Trong giai đoạn hiện nay, mục đích của việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng chính là tạo ra một nơi làm việc, giảng dạy, học tập, nghiên cứu thuận lợi, với cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ, đạt chuẩn và hiện đại cho ĐNGV và học sinh.

Để tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhà trường cần phải thực hiện các công việc sau:

- Đầu tư về phát triển công nghệ thông tin:

Thành tựu của công nghệ thông tin đã tạo cơ sở hạ tầng cho xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hoá kinh tế trong đó giáo dục chẳng những không phải là ngoại lệ mà còn đòi hỏi phải đầu tư đi trước một bước. Đội ngũ GV phải luôn học hỏi và trau dồi kiến thức để không bị tụt hậu về công nghệ tin học.

- Đầu tư xây dựng phòng thực hành, phòng học ngoại ngữ theo hướng hiện đại:

Cùng với việc đầu tư xây dựng các phòng học ngoại ngữ, cần tăng cường đầu tư xây dựng các phòng thực hành v.v …, nhằm nâng cao tay nghề và kỹ năng thực hành cho học sinh.

- Nâng cấp và hiện đại hóa hệ thống thư viện và các phòng tư liệu: Thư viện của nhà trường là thư viện còn nhỏ và chưa đầy đủ, trong những năm tới BGH nhà trường cần tiếp tục đầu tư nâng cấp thư viện, phòng tư liệu hiện có và đầu tư xây dựng mới thư viện theo hướng hiện đại - thư viện điện tử.

3.2.5.3. Cách thực hiện biện pháp

+ Nâng cao nhận thức của GV đối với việc sử dụng thiết bị dạy học nhằm giúp họ nhận thức tốt hơn nữa sự cần thiết và có nhu cầu sử dụng thường xuyên các thiết bị, phát huy hiệu quả sử dụng chúng trong giờ học.

+ Cung ứng kịp thời thiết bị dạy học, tổ chức sử dụng thiết bị dạy học tuân thủ theo các yêu cầu chung theo kế hoạch đào tạo.

+ Có chế độ tài chính thích đáng cho việc mua sắm sách báo, tài liệu tham khảo trong thư viện. Trên cơ sở đó, tăng cường số đầu sách tham khảo cho giáo viên ở bên cạnh việc tăng cường những tủ sách tư liệu ở các tổ, nhóm chuyên môn. Việc bổ sung tài liệu để đọc cho giáo viên cần có kế hoạch, thường xuyên và có tham khảo ý kiến của chuyên môn.

+ Hoàn chỉnh cơ chế hoạt động của thư viện, các phòng chức năng cho phù hợp với hoạt động dạy và học.

+ Đào tạo chuyên môn cho đội ngũ cán bộ ở các thư viện, cán bộ phụ trách thiết bị dạy học .

+ Có cơ chế khuyến khích giáo viên làm và sử dụng các giáo cụ trực quan cho từng môn học đặc thù

+ Hàng năm, các tổ, nhóm chuyên môn phải lập các kế hoạch cho việc đầu tư, mua sắm và nâng cấp cơ sở vật chất: phòng làm việc, phòng học, phòng thí nghiệm thực hành, thư viện…. Các trang thiết bị phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu của nhà trường. Để quản lý tốt khối tài sản này cuối năm

nhà trường phải thực hiện kế hoạch kiểm kê và đánh giá lại cơ sở vật chất và các trang thiết bị.

3.2.5.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Tăng cường nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, sử dụng hợp lý có hiệu quả sự đầu tư đó.

Tăng cường xã hội hóa giáo dục, huy động sự tài trợ của các doanh nghiệp, các nhân và tập thể.

Tăng cường quản lý, phát huy hiệu quả các trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện có của mỗi nhà trường.

Có cơ chế chính sách phù hợp tạo để động viên khuyến khích giáo viên tích cực tham gia và tham gia có hiệu quả các công việc được giao.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG PHẠM NGŨ lão HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG HIỆN NAY (Trang 98 - 102)