Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG PHẠM NGŨ lão HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG HIỆN NAY (Trang 94 - 98)

- Nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trường

3.2.4.Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

ngũ giáo viên của nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng trong hoạt động quản lý, là công cụ điều khiển quan trọng của nhà quản lý, đây là biện pháp được thực hiện liên tục trong suốt quá trình quản lý nhằm điều chỉnh từng hoạt động cho phù hợp với mục tiêu của kế hoạch. Nó cung cấp thông tin phản hồi cần thiết, tạo nên sự liên thông và mối liên kết hiểu biết lẫn nhau giữa các cấp, các bộ phận, giữa người quản lý với đội ngũ những người lao động có tổ chức.

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhà trường tiến hành kiểm tra, đánh giá để phân loại chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh từ đó có thể đưa ra chính sách phát triển phù hợp cho nhà trường trong.

Việc kiểm tra, đánh giá phải thực hiện được các mục tiêu sau:

- Cho giáo viên thấy được thực trạng về chuyên môn - nghiệp vụ của mình, mức độ đáp ứng các yêu cầu về chuẩn nghề nghiệp quy định.

- Khơi dậy khả năng tự bộc lộ, tự điều chỉnh những mặt còn hạn chế của GV đồng thời động viên, khuyến khích GV phát huy mặt tốt, mặt tích cực.

- Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại trong giờ dạy, khuyến khích GV đổi mới PPDH.

- Giúp GV có ý thức tăng cường đầu tư cho viết giáo trình, bài giảng, từ đó nâng cao hiệu quả giờ dạy.

- Kiểm tra là cách tốt nhất để tạo nên tính tự giác trong làm việc, trong thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, đồng thời để xếp loại một cách khách quan, chính xác và công bằng, từ đó phân loại được đội ngũ giáo viên, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bố trí, sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm, đề bạt cán bộ hoặc giải quyết chế độ chính sách đối với giáo viên.

- Thực hiện tốt công tác kiểm tra còn nắm được những thông tin ngược từ cán bộ, giáo viên, góp phần vào việc kiểm soát quá trình dạy học và giáo dục, thực hiện quy chế dân chủ trong trường học.

3.2.4.2. Nội dung của biện pháp

- Kiểm tra, đánh giá khả năng giảng dạy của giáo viên thông qua bài giảng với những yêu cầu: GV phải có phương pháp giảng bài phù hợp với nội dung, và đối tượng truyền thụ; xây dựng được ý thức thái độ và hình thành động cơ học tập đúng đắn cho học sinh.

- Kiểm tra, đánh giá giáo viên việc thực hiện quy chế chuyên môn, về chương trình, nội dung giảng dạy trong lớp, việc sử dụng thiết bị dạy học

cũng như và việc xây dựng, sử dụng hồ sơ và quy chế chuyên môn.

- Kiểm tra kết quả giảng dạy và giáo dục của giáo viên thông qua kết quả học tập và rèn luyện của học sinh để nắm được năng lực, trình độ của giáo viên.

- Thực hiện đánh giá, xếp loại giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 30/2009/BGDĐT của Bộ GD&ĐT;

- Đối với phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, cần tập trung kiểm tra đánh giá:

+ Về nhận thức tư tưởng chính trị, chấp hành chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

+ Chấp hành quy chế của ngành, của cơ quan, đơn vị, việc đảm bảo số lượng, ngày công, giờ công;

+ Thực hiện việc giữ gìn đạo đức nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, tinh thần phê bình và tự phê bình, sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân;

+ Tinh thần đoàn kết, tính trung thực trong công tác, quan hệ động nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.

- Về chuyên môn - nghiệp vụ cần tập trung kiểm tra các nội dung: + Khối lượng, chất lượng, hiệu quả công tác giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ cụ thể được giao, cụ thể như: việc thực hiện nội dung, chương trình, kế hoạch dạy học, tiến độ thực hiện, việc chuẩn bị bài soạn, hồ sơ chuyên môn, kiểm tra - đánh giá qua một số tiết dạy, kết quả giảng dạy, kiểm tra - đánh giá việc chấm trả bài, đánh giá kết quả học tập của học sinh, việc khai thác, sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học;

+ Tinh thần tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác.

- Kiểm tra việc thực hiện các công tác khác.

3.2.4.3. Cách thực hiện biện pháp

- Căn cứ vào tình hình và điều kiện cụ thể của trường, ngay từ đầu năm học, nhà trường phải xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi.

- Cần xác định rõ yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá; đối tượng và thời gian kiểm tra cho giáo viên được biết.

Xây dựng chuẩn đánh giá giáo viên đặc biệt lưu ý đến năng lực, chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, xây dựng tài liệu…Một giáo viên toàn diện là người có kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành mà mình giảng dạy, có kiến thức và kỹ năng về dạy và học, có hiểu biết về môi trường, mục tiêu, giá trị của giáo dục và không lãng quên giá trị gốc của một nền giáo dục.

* Tổ chức hoạt động kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên

- Xác định rõ lực lượng kiểm tra, đánh giá; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành phần tham gia kiểm tra, đánh giá, thể thức làm việc, thời gian và quy trình tiến hành.

- Phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu với các tổ chuyên môn và phòng, ban với, nhiều hình thức: kiểm tra đánh giá định kỳ, kiểm tra, đánh giá đột xuất, kiểm tra chéo…

- Huy động được tổ chức, lực lượng nòng cốt của nhà trường tham gia vào công tác kiểm tra, đánh giá như Công đoàn, Đoàn thanh niên, thanh tra nhân dân, giáo viên…

- Cần kết hợp thanh tra, kiểm tra với sự tự kiểm tra của cán bộ, giáo viên. Cần đảm bảo tính dân chủ, công khai, khách quan trong kiểm tra, đánh giá.

* Chỉ đạo thực hiện kế hoạch kiểm tra, đánh giá ĐNGV

- Ban giám hiệu phải chỉ đạo cụ thể, kịp thời đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá, từ đó có những điều chỉnh phù hợp với thực tế, đảm bảo việc kiểm tra, đánh giá diễn ra thuận lợi, đúng quy trình và đem lại hiệu quả.

những giáo viên thực hiện tốt, ngăn chặn những biểu hiện thiếu tiêu cực; phát hiện và uốn nắn những yếu kém, tồn tại, thiếu sót trong thực hiện nhiệm vụ của giáo viên.

3.2.4.4. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Các cấp QLGD phải coi trọng hoạt động kiểm tra, đánh giá là việc làm quan trọng, phải làm thường xuyên nhằm nâng cao năng lực, nghiệp vụ sư phạm của giáo viên làm cho đội ngũ giáo viên “vừa hồng, vừa chuyên”. Tổ chức kiểm tra – đánh giá phải đúng yêu cầu là: Đúng quy trình, đúng kế hoạch và đúng quy chế. Kết quả đánh giá phải đảm bảo khách quan và người được đánh giá phải biết được kết quả của mình.

Phải tuyên truyền cho đội ngũ cán bộ, giáo viên trong mỗi trường thấy rõ ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá để hoạt động đảm bảo chất lượng và đúng ý nghĩa của nó. Giáo viên phải nắm được các yêu cầu của đánh giá để lấy đó làm cơ sở cho việc bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân qua đó giúp giáo viên đóng góp được nhiều hơn cho giáo dục.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG PHẠM NGŨ lão HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG HIỆN NAY (Trang 94 - 98)