1.3.2.1. Đội ngũ giáo viên THPT
Theo Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam “Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông ,giáo dục nghề nghiệp” [32]
Theo Điều 30- Chương IV của Điều lệ trường trung học do Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành thì giáo viên trung học là người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường gồm Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng, giáo viên bộ môn, giáo viên phụ trách Đoàn (đối với trường THPT). [5]
Vì thế ta có thể hiểu đội ngũ giáo viên THPT là tập hợp những giáo viên được tổ chức thành một lực lượng có tổ chức có chung một lý tưởng, mục đích, nhiệm vụ đó là thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra cho lực lượng tổ chức mình. Họ làm theo một kế hoạch thống nhất và gắn bó với nhau thông qua lợi ích về vật chất và tinh thần trong khuôn khổ quy định của pháp luật.
1.3.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên THPT :
Đội ngũ giáo viên trường THPT là những người có trình độ đại học hoặc sau đại học về chuyên môn giảng dạy và có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
* Giáo viên THPT phải có những tiêu chuẩn: - Có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt
- Có năng lực dạy học - Có năng lực giáo dục
- Có năng lực hoạt động chính trị, xã hội - Có năng lực phát triển nghề nghiệp * Giáo viên THPT có chức năng nhiệm vụ:
- Giáo dục, giảng dạy theo đúng chương trình kế hoạch. Soạn bài, chuẩn bị thí nghiệm, kiểm tra, đánh giá học sinh trong các hoạt động giáo dục, tham gia các hoạt động giáo dục
- Rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
- Thực hiện nghĩa vụ công dân, pháp luật của nhà nước và điều lệ của nhà trường
- Giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo.
- Phối hợp với các đoàn thể, tổ chức xã hội trong các hoạt động giáo dục Lao động sư phạm của người giáo viên là một loại hình lao động đặc biệt mang tính chất đặc thù của các loại hình lao động trí óc và lao động thể lực, đòi hỏi một sự tiêu hao cả năng lượng thần kinh, trí óc và lao động thể lực cơ bắp. Tính chất đa dạng và phức tạp của các hoạt động sư phạm của người GV đòi hỏi đội ngũ các nhà quản lý và bản thân người GV cần có các kiến thức và kỹ năng cần thiết về tổ chức khoa học lao động sư phạm nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả các hoạt động lao động sư phạm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Sản phẩm của loại hình lao động đặc biệt này cũng rất đặc biệt: Đó là con người có nhân cách (Phẩm chất và năng lực) đáp ứng yêu cầu của xã hội. Vì vậy nhà giáo có vai trò hết sức quan trọng trong nhà trường và được xã hội tôn vinh.
Trong lịch sử, dân tộc ta đã có truyền thống hiếu học, quý trọng nhân tài, coi “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”, lấy giáo dục làm cơ sở để chấn hưng đất nước, vai trò của người thầy cũng được đánh giá rất cao, bên cạnh đó truyền thống tôn sư trọng đạo luôn được giữ gìn và phát huy.
- Để đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thời kỳ CNH- HĐH đất nước, người giáo viên phải có những phẩm chất sau:
Về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống: Chấp hành đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị-xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân; luôn yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học, chấp hành Luật giáo dục, Điều lệ, quy chế; quy định của ngành, có ý thức tổ chức kỷ luật tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất danh dự, uy tín của nhà giáo, sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.
Người giáo viên phải luôn thương yêu tôn trọng, đối xử công bằng với học sinh giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt; luôn có tinh thần đoàn kết, cộng tác với đồng nghiệp. Có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục; có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
Về kiến thức: Phải làm chủ được kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn; thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về trình độ được quy định trong môn học.
Về kỹ năng sư phạm: Vận dụng phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học, năng lực sang tạo và tư duy của học sinh.
1.3.2.3. Vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên THPT
Đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng quyết định sự nghiệp GD&ĐT. Nhà nước và nhân dân ta luôn đánh giá cao công lao của các thầy giáo, cô giáo của các nhà trường đối với việc đào tạo thế hệ trẻ. Truyền thống tôn sư trọng đạo luôn được giữ gìn và phát triển cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc.
Đội ngũ giáo viên THPT có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng. Họ là những người trực tiếp giảng dạy và giáo dục học sinh ở trường THPT, trang
bị kiến thức toàn diện, phát triển và hoàn thiện nhân cách cho học sinh.
Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt của chương trình cải cách đổi mới giáo dục là người tiếp tục thực hiện mục tiêu giáo dục là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục. Giáo viên THPT phải có trình độ đại học trở lên về chuyên môn, phải có trình độ cao về khoa học, phải có năng lực tổ chức cho học sinh nắm bắt việc chuyển giao và vận dụng những tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào cuộc sống hàng ngày làm cho nhà trường gắn liền với mọi hoạt động kinh tế - xã hội phát huy vai trò trung tâm văn hoá khoa học kỹ thuật với địa phương, thông qua đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.
* Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII của Đảng cũng đã khẳng định “Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục” [15, tr. 38] .“Giáo viên
là khâu then chốt để thực hiện chiến lược phát triển giáo dục và phải đặc biệt chăm lo đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hoá đội ngũ giáo viên cũng như đội ngũ quản lý giáo dục cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức và năng lực chuyên môn nghiệp vụ”[15]
* Luật giáo dục nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở Điều 15 đã ghi rõ: “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng
giáo dục” [32]
* Tác giả R.R.Singh trong cuốn “Nền giáo dục cho thế kỷ 21. Những triển vọng của Châu Á- Thái Bình Dương” Đã viết: “Không có một hệ thống
giáo dục nào có thể vươn cao quá tầm những giáo viên làm việc cho nó”.[33]
Với vai trò quan trọng như vậy buộc chúng ta phải phát triển đội ngũ giáo viên THPT để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục và xu thế hội nhập toàn cầu của đất nước ta hiện nay.
Để phát triển đội ngũ giáo viên THPT thì việc tìm hiểu về họ về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của họ là rất quan trọng, chính vì vậy chúng tôi tìm hiểu thêm Quan niệm của UNESCO về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của người giáo viên trong thời đại kinh tế tri thức.
Trên thế giới hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, loài người đang bước vào thời đại phát triển kinh tế tri thức. Thời đại mà khối lượng tri thức trở thành yếu tố phát triển kinh tế-xã hội của mọi quốc gia. Toàn xã hội là một xã hội học tập. Khái niệm về học tập cũng có nhiều thay đổi như báo cáo của hội đồng Quốc tế về “Giáo dục cho thế kỷ 21” của UNESCO đã khẳng định: “Học để biết, học để làm việc, học để cùng chung
sống với nhau và học để làm người ”.
Cùng với sự thay đổi đó vị trí, vai trò và các chức năng của nhà trường nói chung và của đội ngũ giáo viên nói riêng có sự thay đổi lớn. Người thầy giáo không chỉ làm nhiệm vụ truyền đạt kiến thức đơn thuần mà còn có nhiệm vụ dạy cho người học cách học cách nghiên cứu cách xử lý tình huống có thể gặp phải trong cuộc sống. Chính vì vậy chức năng của người thầy giáo trong thời đại mới là tổ chức, điều khiển các hoạt động giáo dục và dạy học hướng tới các mục tiêu hình thành nhân cách con người đáp ứng yêu cầu của xã hội. Theo tổng kết của hội nghị giáo dục thuộc UNESCO, hoạt động giáo dục của người giáo viên đã có sự thay đổi theo các hướng sau:
- Đảm nhận nhiều các chức năng khác hơn so với trước, có trách nhiệm nặng hơn trong công việc lựa chọn nội dung dạy học và giáo dục.
- Chuyển mạnh từ chỗ truyền thụ kiến thức sang tổ chức việc học của học sinh, sử dụng tối đa nguồn tri thức trong xã hội.
- Yêu cầu sử dụng rộng rãi hơn những phương tiện dạy học hiện đại do đó cần phải trang bị thêm các kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết.
- Yêu cầu thắt chặt hơn mối quan hệ với cha mẹ học sinh và cộng đồng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống
- Yêu cầu giáo viên tham gia rộng rãi hơn các hoạt động trong và ngoài nhà trường
Trên cơ sở những thay đổi đó có thể chỉ ra các vai trò và năng lực kèm theo từng vai trò đó của người giáo viên trong nền giáo dục hiện đại được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1.1. Vai trò và năng lực kèm theo từng vai trò của người giáo viên trong nền giáo dục hiện đại
STT Vai trò Năng lực
1 Là người phát triển cộng đồng
Hiểu rõ các đặc trưng kinh tế - xã hội, văn hoá của cộng đồng, tham gia cùng cộng đồng trong quá trình phát triển
2 Là người điều tra nghiên cứu
Tìm hiểu các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong cộng đồng. Thu thập thông tin, phân tích các sự việc và các vấn đề cần giải quyết
3 Là người thúc đẩy học tập
Tạo các tình huống hoạt động có hiệu quả. Đặt kế hoạch và tổ chức các hoạt động ngoài nhà trường. Xác định các chủ thể và hoạt động thích hợp, xây dựng các biểu đồ, đồ dùng dạy học có hiệu quả
4
Là người triển khai các chương trình giảng dạy
Diễn giải mục đích, mục tiêu và lý do của các tài liệu giảng dạy. Đánh giá, nhận xét tài liệu giảng dạy và liên hệ với tình hình thực tiễn, biết phân tích và sửa đổi khi cần thiết .
5 Là người học
Thu thập và học tập cách trình bày thông tin thích hợp cho học sinh và cộng đồng. Sử dụng nguồn tài liệu có thể được, duy trì và học tập suốt đời .
6 Là người đánh giá
Chỉ định, phân tích các kỹ năng đánh giá, xác định các hành vi mong muốn
7 Là người giới thiệu công nghệ
Giúp đỡ cộng đồng nhận thức và am hiểu các công nghệ mới. Giới thiệu chúng với học sinh và cộng đồng. Xây dựng các tài liệu kỹ thuật công nghệ liên hệ với các cơ sở công nghệ và kỹ thuật ở địa phương. Những thay đổi trên về vai trò của người giáo viên đòi hỏi phải phát triển toàn diện ĐNGV, nâng cao chất lượng đào tạo - bồi dưỡng đội ngũ để có hiệu quả trong sử dụng và phát triển nhà trường
Qua những điều trên ta có thể thấy rằng ĐNGV có nhiệm vụ, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp GD&ĐT của mỗi quốc gia. Vì vậy phát triển đội