CÁC BIỆN PHÁP Tính khả th

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG PHẠM NGŨ lão HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG HIỆN NAY (Trang 109 - 113)

- Nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trường

CÁC BIỆN PHÁP Tính khả th

Phiếu thăm dò tính khả thi của các biện pháp tác giả luận văn đề xuất có 5 mức độ và cách tính điểm như sau: Rất khả thi: 4 điểm, Khả thi: 3 điểm, Ít khả thi: 2 điểm, Không khả thi: 1 điểm (điểm trung bình là 2.5). Qua tổng hợp và xử lý các số liệu rồi tính tỉ lệ phần trăm và điểm trung bình của các biện pháp bằng phương pháp thống kê toán học đã thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

CÁC BIỆN PHÁP Tính khả thi Tính khả thi Điểm TB X Thứ bậc Rất khả thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi SL % SL % SL % SL % Biện pháp 1 30 60,0 17 34,0 3 6,0 0 0 3,54 6 Biện pháp 2 36 72,0 12 24,0 2 4,0 0 0 3,68 3 Biện pháp 3 44 88,0 5 10,0 1 2,0 0 0 3,86 1 Biện pháp 4 42 84,0 7 14,0 1 2,0 0 0 3,82 2 Biện pháp 5 33 66,0 15 30,0 2 4,0 0 0 3,62 4 Biện pháp 6 31 62,0 16 32,0 3 6,0 0 0 3,56 5

Điểm trung bình chung của 6 biện pháp 3,68

Qua khảo sát về tính khả thi của các biện pháp ở Bảng 3.2 cho thấy kết quả điểm trung bình chung của các biện pháp là 3,68 là rất cao. Đa số ý kiến các chuyên gia, các cán bộ quản lý và giáo viên đều cho rằng các biện pháp phát triển ĐNGV đã đề xuất có tính khả thi cao và sẽ áp dụng có hiệu quả tại đơn vị.

Biện pháp 3 với điểm trung bình là 3,86 xếp bậc 1/6 và có mức độ đánh giá ‘‘Rất cần thiết’’ chiếm tỉ lệ cao nhất 88 % đây là biện pháp được đánh giá là khả thi nhất trong điều kiện nhà trường hiện nay.

Việc tìm ra sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Phạm Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng là rất cấp thiết ở góc độ khoa học và cả trong việc áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn.

Nguyên, thành phố Hải Phòng, tác giả đã sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman để tính toán:

22 2 6 D R 1 N(N 1) = − − ∑ Trong đó: R: là hệ số tương quan thứ bậc

D: là hiệu số thứ bậc giữa 2 đại lượng cần so sánh N: số đơn vị được so sánh

Áp dụng công thức Spearman vào các đại lượng nghiên cứu ta có: 2 6.8 R 1 0, 771428571 6(6 1) = − ≈ −

Kết quả thu được hệ số tương quan R = +0,771428571 đã khẳng định mức độ cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Phạm Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng mà tác giả đã đề xuất là tương quan thuận và rất chặt chẽ. Nghĩa là giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp là rất phù hợp nhau. Ngoài ra chúng ta còn nhận thấy điểm trung bình chung của tính cần thiết có giá trị 3,69 và tính khả thi có giá trị 3,68. Các mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất đều có giá trị X 2,5> và độ lệch các giá trị X không lớn lại một lần nữa khẳng định mức độ cấp thiết và mức độ khả thi rất phù hợp nhau.

Như vậy, cả 6 biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT Phạm Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng được tác giả trưng cầu ý kiến đều khẳng định được tính cần thiết và tính khả thi của chúng. Mặc dù số ý kiến đánh giá ở các biện pháp không đều nhau và mức độ nhận thức của các đối tượng được trưng cầu ý kiến cũng có sự chênh lệch. Tuy vậy, những biện pháp mà chúng tôi nêu ra vẫn thể hiện được tính cần thiết và khả thi tương đối cao. Đội ngũ giáo viên của nhà trường sẽ nâng cao chất lượng nếu được thực hiện đồng bộ, bài bản và đúng quy trình các biện pháp tác giả đã trình bày.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng, đánh giá những mặt mạnh, mặt hạn chế trong công tác phát triển ĐNGV trường THPT Phạm Ngũ Lão, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng, chúng tôi đã mạnh dạn đề xuất 6 biện pháp phát triển ĐNGV trường THPT Phạm Ngũ Lão. Các biện pháp đó là:

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên đối với việc phát triển đội ngũ giáo viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.

Biện pháp 2: Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên. Biện pháp 3: Tuyển chọn; bồi dưỡng; đào tạo và sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên hiện nay.

Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

Biện pháp 5: Tạo dựng các điều kiện bảo đảm cho giáo viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học có hiệu quả.

Biện pháp 6: Hoàn thiện chế độ chính sách chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên.

Để trường THPT Phạm Ngũ Lão có được đội ngũ giáo viên đáp ứng được yêu cầu đổi mới GDPT hiện nay thì cần phải thực hiện đồng bộ cả 6 biện pháp. Các biện pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động hỗ trợ nhau trong quá trình thực hiện. Mỗi biện pháp giữ một vị trí quan trọng trong quá trình thực hiện, chúng không tách rời nhau và chỉ phát huy hiệu quả cao nhất khi thực hiện đồng bộ các biện pháp.

Các biện pháp đề xuất đã được khảo sát, phân tích, đánh giá kĩ lưỡng, kết quả bước đầu cho thấy các biện pháp được đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi cao phù hợp với điều kiện thực tế và xu hướng phát triển của nhà trường.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG PHẠM NGŨ lão HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG HIỆN NAY (Trang 109 - 113)