Đánh giá đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG PHẠM NGŨ lão HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG HIỆN NAY (Trang 38 - 41)

Tác giả Nguyễn Đức Chính khi nghiên cứu về Đánh giá trong giáo dục đã quan niệm: “Bất kỳ khâu nào của QLGD cũng cần tới đánh giá. Không có đánh

QLGD không khoa học và không hoàn thiện. Khi có đánh giá, QLGD mới nhận được phản hồi, mới kịp thời phát hiện ra các vấn đề và giải quyết chúng. Giáo dục là một hệ thống quản lý hai chiều kiểu khứ hồi. Như vậy có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm bảo cho QLGD có tính khoa học và hoàn thiện” [9, tr. 35].

Phát triển đội ngũ giáo viên được coi là một khâu của QLGD, vì thế mà đánh giá đội ngũ giáo viên được xác định là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của người quản lý và đây cũng là một công việc không ít khó khăn đối với người quản lý. Đánh giá đội ngũ giáo viên được hiểu là việc so sánh kết quả hoàn thành công việc cá nhân được giao với các tiêu chuẩn hoặc mục đích đã xác định cho vị trí làm việc đó. Kết quả thấp cần phải có kế hoạch bồi dưỡng hoặc cử đi học nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, còn nếu đạt kết quả cao thì được đề nghị khen thưởng, đề bạt.

- Tiêu chuẩn chung: Đội ngũ giáo viên trường THPT phải có các tiêu chuẩn sau:

* Phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt.

* Đạt trình độ chuẩn về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ. * Đủ sức khoẻ theo yêu cầu nghề nghiệp.

* Lý lịch bản thân rõ ràng.

- Yêu cầu đối với giáo viên trong giai đoạn hiện nay:

Theo Quy định về “Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông” (Ban hành kèm theo Thông tư số 30/2009/TT-

BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) bao gồm: Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung

học phổ thông ; đánh giá, xếp loại giáo viên trung học cơ sở, giáo viên trung học phổ thông theo Chuẩn nghề nghiệp, gồm 6 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí [6]:

+ Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống

Tiêu chí 1. Phẩm chất chính trị Tiêu chí 2. Đạo đức nghề nghiệp Tiêu chí 3. Ứng xử với học sinh

Tiêu chí 4. Ứng xử với đồng nghiệp Tiêu chí 5. Lối sống, tác phong

+ Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

Tiêu chí 6. Tìm hiểu đối tượng giáo dục Tiêu chí 7. Tìm hiểu môi trường giáo dục

+Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học

Tiêu chí 8. Xây dựng kế hoạch dạy học Tiêu chí 9. Đảm bảo kiến thức môn học Tiêu chí 10. Đảm bảo chương trình môn học Tiêu chí 11. Vận dụng các phương pháp dạy học Tiêu chí 12. Sử dụng các phương tiện dạy học Tiêu chí 13. Xây dựng môi trường học tập Tiêu chí 14. Quản lý hồ sơ dạy học

Tiêu chí 15. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh

+ Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

Tiêu chí 16. Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục Tiêu chí 17. Giáo dục qua môn học

Tiêu chí 18. Giáo dục qua các hoạt động giáo dục

Tiêu chí 19. Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng

Tiêu chí 20. Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục

Tiêu chí 21. Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh

+ Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, xã hội

Tiêu chí 22. Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng Tiêu chí 23. Tham gia hoạt động chính trị, xã hội

+ Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp

Tiêu chí 24. Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG PHẠM NGŨ lão HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG HIỆN NAY (Trang 38 - 41)