Tuyển chọn; bồi dưỡng; đào tạo; sử dụng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG PHẠM NGŨ lão HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG HIỆN NAY (Trang 36 - 38)

1.4.2.1. Tuyển chọn giáo viên

Để có một đội ngũ giáo viên có đủ trình độ, năng lực thì việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên phải được tiến hành theo một trình tự nhất định, hợp lý và khách quan.

Tuyển chọn bao gồm hai bước: tuyển mộ và lựa chọn, trong đó tuyển mộ là một tiến trình thu hút những người có khả năng từ nhiều nguồn khác nhau đến đăng kí, nộp đơn xin việc làm, sau đó tập hợp danh sách lại xem xét trong số đó ai là người hội tụ đủ các tiêu chuẩn theo yêu cầu rồi quyết định tuyển.

Lựa chọn giáo viên là quá trình xem xét những người có đủ tiêu chuẩn làm giáo viên theo qui định của ngành, của cấp học, của các nhà trường. Căn cứ vào Luật Giáo dục, Pháp lệnh công chức và nhu cầu sử dụng của nhà trường để đưa ra các tiêu chuẩn lựa chọn giáo viên.

Việc tuyển chọn đội ngũ giáo viên được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Nghiên cứu hồ sơ cá nhân, chú ý tới nguồn đào tạo thành tích

giảng dạy, công tác, học tập. Qua nghiên cứu hồ sơ và qua tiếp xúc có thể đánh giá sơ bộ những nét cơ bản về giáo viên mình sẽ tuyển, từ đó đưa ra

quyết định lựa chọn hay không lựa chọn.

Bước 2: Thử thách: những người được duyệt hồ sơ, cần cho họ thử

việc. Cử bộ phận phụ trách (gồm lãnh đạo, tổ trưởng, nhóm trưởng bộ môn, giáo viên có khá, giỏi bộ môn) để xem xét, đánh giá trình độ chuyên môn, năng lực sư phạm của giáo viên.

Bước 3: Xem xét và tiếp nhận: thành lập hội đồng tư vấn xem xét và

kết luận, lập hồ sơ trình Sở giáo dục và đào tạo ra quyết định tuyển dụng. Thực tế cho thấy, hiệu quả của việc tuyển chọn giáo viên không chỉ phụ thuộc vào việc tuyển chọn mà còn ở chỗ người đứng đầu đơn vị và các tổ chức trong nhà trường có trách nhiệm: giúp đỡ họ thích ứng với nghề nghiệp thông qua các khâu bố trí công việc ban đầu.

1.4.2.2. Bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ giáo viên

Đào tạo đội ngũ giáo viên là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành hệ thống kiến thức, nguồn lực sư phạm, thái độ nghề nghiệp theo những tiêu chuẩn của người giáo viên phù hợp với yêu cầu của ngành và của cơ sở giáo dục (nhà trường).

Theo UNESCO, bồi dưỡng có ý nghĩa nâng cao trình độ nghề nghiệp. Quá trình này chỉ diễn ra khi cá nhân và tổ chức có nhu cầu nâng cao kiến thức hoặc kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ của bản thân nhằm đáp ứng nhu cầu lao động nghề nghiệp.

Xã hội luôn vận động và biến đổi không ngừng, do vậy nhà trường cũng không ngừng thay đổi để phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Việc đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên của các trường phải được diễn ra thường xuyên, liên tục và phải có kế hoạch dài hạn, nếu không sẽ bị tụt hậu và bị đào thải.

Việc đào tạo, bồi dưỡng có thể được thực hiện bằng nhiều phương thức khác nhau để tạo điều kiện tốt nhất để tạo ra những giáo viên có chất lượng cao đáp ứng với yêu cầu của nhà trường.

học, ngành học và để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

Bên cạnh việc đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng tri thức, văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên, người hiệu trưởng cũng cần phải coi trọng việc bồi dưỡng tư tưởng, chính trị, đạo đức cho giáo viên để họ có thể hoàn thiện mình hơn đáp ứng được yêu cầu của nhà trường và của xã hội.

1.4.2.3. Sử dụng đội ngũ giáo viên

Sử dụng đội ngũ giáo viên là sắp xếp, bố trí, đề bạt, bổ nhiệm giáo viên và giao nhiệm vụ, gắn với chức danh cụ thể, nhằm phát huy khả năng hiện có của ĐNGV để vừa hoàn thành được mục tiêu của tổ chức và tạo ra sự đồng thuận trong cơ quan đơn vị, hạn chế sự bất mãn ít nhất.

Để sử dụng ĐNGV có hiệu quả thì phải giao đúng người, đúng việc. Nếu bố trí sử dụng giáo viên hợp lý thì sẽ phát huy được những khả năng tiềm ẩn, vốn có của từng giáo viên. Thực hiện tốt việc này đòi hỏi người quản lý cần:

- Hiểu rõ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực, sở trường cũng như thế mạnh của từng giáo viên từ đó bố trí đúng người, đúng việc;

- Xem xét đến nguyện vọng của cá nhân và ý kiến thống nhất từ tổ bộ môn để quyết định;

- Gắn chặt nghĩa vụ và quyền lợi của giáo viên, đảm bảo công bằng về đãi ngộ;

- Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong một thời gian nhất định tránh sự xáo trộn quá lớn có thể gây trì trệ công việc ở một số bộ phận;

- Thực hiện thanh tra, kiểm tra thường xuyên để điều chỉnh việc bố trí nếu cần và để đánh giá trình độ năng lực của đội ngũ.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG PHẠM NGŨ lão HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG HIỆN NAY (Trang 36 - 38)