Về chất lượng đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG PHẠM NGŨ lão HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG HIỆN NAY (Trang 55 - 60)

2.2.2.1. Về trình độ đào tạo

Bảng 2.4. Thống kê trình độ đào tạo của cán bộ, giáo viên

(Từ năm học 2012-2013 đến năm học 2014-2015) Năm học Tổng số CB, GV Trình độ đào tạo Thạc sĩ Đại học Cao đẳng SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % SL Tỉ lệ % 2012-2013 86 5 5,81 81 94,19 0 0 2013-2014 85 7 8,24 78 91,76 0 0 2014-2015 82 7 8,54 75 91,46 0 0

Bảng 2.4 cho chúng ta thấy, trong những năm học qua, trường THPT Phạm Ngũ Lão đã quan tâm nhiều đến công tác đào tạo bồi dưỡng đạt chuẩn cho đội ngũ giáo viên. Hiện tại 100% giáo viên của nhà trường đã đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, tuy nhiên số lượng giáo viên có trình độ thạc sĩ của nhà trường trong những năm gần đây vẫn còn ít chỉ chiếm trên 8%, chưa tương xứng với vị thế, tiềm năng của nhà trường.

Bảng 2.5. Trình độ đào tạo theo từng tổ chuyên môn và số lượng giáo viên được cử đi học cao học (Năm học 2014-2015)

STT Tổ CM Tổng số Trình độ đào tạo hiện nay Số lượng đang đi học cao học Thạc sĩ Đại học Cao đẳng 1 Toán 17 4 13 0 3 2 Ngữ văn 8 0 8 0 0 3 Ngoại ngữ - Tin 14 1 13 0 0 4 Sử - Địa- GDCD 13 0 13 0 0 5 Hóa - Sinh- CN 18 2 16 0 0 6 Lý -TD- QP&AN 12 0 12 0 1 Cộng 82 7 75 0 4 Tỷ lệ (%) 8,54 91,46 0 4,88

(Nguồn: Trường THPT Phạm Ngũ Lão)

Qua bảng số liệu thống kê 2.5, ta thấy hiện nay số lượng Thạc sĩ của nhà trường chiếm tỉ lệ thấp 8,54% và không đồng đều ở các tổ chuyên môn. Chỉ có Tổ Toán, Tổ Hóa-Sinh-CN, Tổ Ngoại Ngữ-Tin là có giáo viên có trình độ Thạc sĩ, đa số các bộ môn còn lại đều chưa có các giáo viên đi học cao học hoặc chưa có giáo viên có trình độ thạc sĩ. Riêng tổ Toán có tổng số lượng thạc sĩ và số lượng giáo viên đang đi học cao học là nhiều nhất. Trong những năm học tiếp theo số lượng Thạc sĩ sẽ có xu hướng tăng lên do hiện nay còn 4 giáo viên đang đi học cao học và sắp hoàn thành chương trình đào tạo Thạc sĩ.

Trong những năm qua số lượng giáo viên trên chuẩn của nhà trường còn ít là do một số nguyên nhân sau: thứ nhất là do chế độ chính sách, đãi ngộ của nhà trường những năm trước đây đối với giáo viên khi đi học cao học chưa làm cho giáo viên yên tâm, thứ hai là do các giáo viên còn chưa có định hướng đúng về tầm quan trọng của việc học nâng chuẩn, thứ ba là do số lượng giáo viên nữ của nhà trường chiếm tỉ lệ lớn nên việc đi học còn gặp khó khăn do bận công việc gia đình. Do vậy nhà trường cần tiếp tục có chế độ động viên, khuyến khích và tạo điều kiện cả về vật chất và tinh thần để giáo viên tham gia đi học cao học để nâng chuẩn đặc biệt là giao viên ở các môn: Văn, Sử, Địa, GDCD, Sinh.

2.2.2.2. Về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

Bảng 2.6. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của ĐNGV

( Từ năm học 2012-2013 đến năm học 2014- 2015)

Năm học Tổng số CB, GV

Chuyên môn, nghiệp vụ

Tốt Khá TB Yếu, kém

SL % SL % SL % SL %

2012-2013 86 54 62,79 32 37,21 0 0 0 0

2013-2014 85 60 70,59 25 29,41 0 0 0 0

2014-2015 82 41 50 41 50 0 0 0 0

(Nguồn: Trường THPT Phạm Ngũ Lão)

Qua kết quả kiểm tra, đánh giá của cán bộ cấp tổ và BGH về ĐNGV trong nhà trường hàng năm, ta thấy số lượng giáo viên đạt chuẩn có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt và khá đạt tỉ lệ 100%. Trong các năm học 2012- 2013 và 2013-2014 số lượng giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt chiếm tỉ lệ lớn, số lượng giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khá chiếm tỉ lệ ít. Tuy nhiên trong năm học 2014-2015 số lượng giáo viên có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tốt chỉ đạt tỉ lệ 50 % và 50% số lượng giáo viên còn lại có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn ở mức khá. Nguyên nhân là do trong năm học 2012-2013 và năm học 2013-2014 việc kiểm tra, đánh giá trình

độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ cấp tổ và BGH đối với giáo viên còn mang tính hình thức, chưa thật sự sát sao. Nhưng trong năm học 2014-2015, BGH nhà trường đã chỉ đạo quyết liệt, nghiêm túc, coi việc kiểm tra, đánh giá trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên là vấn đề quan trọng trong chiến lược phát triển của nhà trường trong những năm học tiếp theo do vậy việc đánh giá năng lực của giáo viên đã đi vào thực chất.

Đánh giá chung về năng lực chuyên môn của nhà trường là đa số giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có kiến thức sâu, rộng, có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học phát huy được năng lực tự học, tự nghiên cứu, tính chủ động, sáng tạo của học sinh và niềm say mê yêu thích môn học. Bên cạnh đó, giáo viên cốt cán có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ giỏi thực sự không nhiều, điều này đã gây nhiều khó khăn đến việc bồi dưỡng HSG, bồi dưỡng học sinh thi đại học.

Để đảm bảo ĐNGV nhà trường có chất lượng đồng đều, năng lực chuyên môn tốt, nhà trường cần tiếp tục chú ý bồi dưỡng những giáo viên có trình độ chuyên môn ở mức khá. Bên cạnh đó công tác quy hoạch, phát triển, đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV của nhà trường cần phải được hoàn thiện hơn, đặc biệt quy hoạch nhanh chóng đảm bảo đủ về cơ cấu, ổn định về số lượng cho nhiều năm, trên cơ sở giáo viên hiện có, đồng thời cần có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho ĐNGV.

2.2.2.3. Trình độ ngoại ngữ, tin học

Bảng 2.7. Trình độ ngoại ngữ và tin học của ĐNGV (Năm học 2014-2015)

STT Tổ CM Tổng số Trình độ Ngoại ngữ Trình độ Tin học A B C A B C 1 Toán 17 9 5 3 10 2 5 2 Ngữ văn 8 7 1 0 8 0 0 3 Ngoại ngữ - Tin 14 4 1 9 8 1 5 4 Sử - Địa- GDCD 13 13 0 0 13 0 0

5 Hóa - Sinh- CN 18 14 2 2 14 0 2 6 Lý -TD- QP&AN 12 10 1 1 10 1 1 Cộng 82 57 10 15 65 4 13 Tỷ lệ (%) 69, 5 12,2 18, 3 79, 3 4,9 15, 8

(Nguồn: Trường THPT Phạm Ngũ Lão)

Số liệu bảng 2.7 cho thấy tất cả các giáo viên của nhà trường đều đã có chứng chỉ ngoại ngữ và tin học trình độ A trở lên. Tuy nhiên, thực tế tìm hiểu cho thấy, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của nhà trường vào giảng dạy chưa nhiều do nhiều giáo viên còn yếu về ngoại ngữ và chưa thông thạo các kỹ năng tin học vì thế sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tiếp cận với phương tiện dạy học hiện đại, tiên tiến, công nghệ cao. Nhiều giáo viên chưa chú ý đến việc rèn cho học sinh kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin trong học tập và khả năng thích ứng với xã hội. Hiện nay chỉ có một số giáo viên ở các Tổ Toán, Tổ Ngoại ngữ -Tin có khả năng đọc dịch tài liệu trên mạng và ứng dụng được công nghệ thông tin trong giảng dạy.

2.2.2.3. Về phẩm chất, đạo đức lối sống

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá về phẩm chất đạo đức, lối sống của ĐNGV

( Từ năm học 2012-2013 đến năm học 2014- 2015) Năm học Tổng số CB, GV Phẩm chất đạo đức, lối sống Tốt Khá TB Yếu, Kém SL % SL % SL % SL % 2012-2013 86 86 100 0 0 0 0 0 0 2013-2014 85 85 100 0 0 0 0 0 0 2014-2015 82 82 100 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Trường THPT Phạm Ngũ Lão)

Qua kết quả đánh giá về phẩm chất đạo đức lối sống của giáo viên trường THPT Phạm Ngũ Lão trong bảng 2.8 với tỉ lệ 100% xếp loại tốt

không có cán bộ, giáo viên nào xếp loại Khá, TB và Yếu cho thấy ĐNGV của nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, giàu lòng yêu nghề, có lối sống lành mạnh, tích cực, có tinh thần đoàn kết, tương trợ trợ giúp đỡ nhau trong công tác và cuộc sống, không có giáo viên vi phạm Quy định về đạo đức nhà giáo, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, trong thực tế nhà trường vẫn còn một bộ phận nhỏ giáo viên còn chưa thực sự hăng hái, nhiệt tình tham gia các hoạt động chung của nhà trường và các hoạt động phong trào của ngành.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG PHẠM NGŨ lão HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG HIỆN NAY (Trang 55 - 60)