- Nâng cao nhận thức vai trò, trách nhiệm của người giáo viên trường
2. Khuyến nghị
2.3. Đối với trường THPT Phạm Ngũ Lão
2.3.1. Đối với CBQL nhà trường
- Cán bộ quản lý của nhà trường phải thường xuyên xây dựng khối đoàn kết nhất trí trong Hội đồng giáo dục. Vận dụng có hiểu quả các kiến thức về khoa học quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường và quản lý chất lượng trong nhà trường để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đề ra.
- Hàng năm Ban giám hiệu có kế hoạch bồi dưỡng GV theo kế hoạch năm học và kế hoạch của Sở GD&ĐT Hải Phòng.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ trường học, hàng năm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ công khai, hợp lý, có định mức chi cho công tác bồi dưỡng thường xuyên, chi hỗ trợ kinh phí học tập của cán bộ GV, chi cho khen thưởng, chi cho công tác nghiên cứu khoa học và viết sáng kiến kinh nghiệm,...
- Kiểm tra, đánh giá GV theo định kỳ nghiêm túc, công bằng, công khai. - Đưa tiêu chí tự học tập bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyện môn nghiệp vụ vào đánh giá công chức, viên chức hàng năm.
- Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của GV; bố trí, phân công, phân nhiệm cho GV công bằng, hợp lý, hợp tình và phù hợp với năng lực của GV.
2.3.1. Đối với đội ngũ giáo viên
- Trong công việc mỗi giáo viên cần nhận thức đúng về vai trò, chức nhiệm vụ của người giáo viên trước những yêu cầu thực tiễn giáo dục và yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của nhà trường. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, không ngừng học tập, bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
- Bản thân mỗi giáo viên phải tự rèn luyện tu dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức để thực sự xứng đáng là người giáo viên trong thời đại mới, là lực lượng quan trọng quyết định tới chất lượng đào tạo của nhà trường.