Quy hoạch đội ngũ giáo viên

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG PHẠM NGŨ lão HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG HIỆN NAY (Trang 34 - 36)

Muốn phát triển ĐNGV trước hết phải định hình được đội ngũ. Nghị quyết Trung ương 3 khoá VIII đã khẳng định: “Quy hoạch cán bộ là một nội

dung trọng yếu của công tác cán bộ, đảm bảo cho công tác cán bộ đi vào nề nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài” [15,

tr.82].

Quy hoạch là sự bố trí, sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian, làm cơ sở cho việc lập kế hoạch dài hạn. Quy hoạch được hiểu theo nghĩa chung nhất là bước cụ thể hoá chiến lược ở mức độ toàn hệ thống,

đó là kế hoạch mang tính tổng thể, thống nhất với chiến lược về mục đích, yêu cầu và là căn cứ để xây dựng kế hoạch.

Quy hoạch đội ngũ giáo viên là bản luận chứng khoa học về phát triển đội ngũ đó để góp phần thực hiện các định hướng của địa phương và của chính nhà trường về công tác nhân sự, phục vụ việc xây dựng kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, đồng thời làm nhiệm vụ điều khiển, điều chỉnh trong công tác quản lý, chỉ đạo các cấp quản lý.

Quy hoạch ĐNGV trường THPT là lập kế hoạch để đáp ứng những nhu cầu hiện tại cũng như tương lai về ĐNGV của các trường THPT khi tính đến cả những nhân tố bên trong và những nhân tố của môi trường bên ngoài.

- Nội dung của quy hoạch ĐNGV trường THPT bao gồm: + Đánh giá thực trạng ĐNGV trường THPT;

+ Dự báo quy mô giáo viên: về số lượng, cơ cấu, chất lượng;

+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, chất lượng ĐNGV THPT;

+ Xây dựng các biện pháp thực hiện quy hoạch.

Quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên chuyên ngành phải đảm bảo được yêu cầu về chuyên môn vừa phải đảm bảo yêu cầu về năng lực sư phạm, khuyến khích những giáo viên thật sự tâm huyết, trách nhiệm với nghề, cống hiến tài năng cho sự nghiệp giáo dục đồng thời có cơ sở để thay thế những giáo viên, cán bộ quản lý không đủ phẩm chất, năng lực công tác. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn chất lượng đội ngũ nhà giáo và giáo viên chuyên ngành.

- Phải tổ chức điều tra, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ giáo viên chuyên ngành về tình hình tư tưởng, đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, ...

- Hàng năm phải rà soát, bố trí, sắp xếp lại những giáo viên không đáp ứng yêu cầu của nhà trường bằng các giải pháp như: luân chuyển, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, ...

- Có kế hoạch chuẩn bị ĐNGV theo quy định của Bộ giáo dục

Tóm lại, việc quy hoạch ĐNGV phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của địa phương, của nhà trường, trên cơ sở phân tích đánh giá ĐNGV hiện có, dự kiến khả năng phát triển quy mô của đội ngũ trong tương lai, xem xét khả năng phát triển của ĐNGV hiện tại và tính đến khả năng bổ sung từ nguồn bên ngoài từ đó xây dựng kế hoạch tổng thể, xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn cụ thể. Quy hoạch ĐNGV cần làm rõ số lượng, chất lượng về trình độ chuyên môn - nghiệp vụ sư phạm, cơ cấu của từng bộ môn cụ thể và tính đến quy hoạch chung cho nhà trường làm cơ sở cho việc quản lý, tổ chức, chỉ đạo trong từng giai đoạn phát triển của trường. Tất cả hướng đến mục tiêu: đảm bảo đủ về số lượng, ổn định về chất lượng để thực hiện tốt kế hoạch, nội dung, đào tạo của nhà trường.

Một phần của tài liệu LUẬN văn THẠC sĩ PHÁT TRIỂN đội NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG học PHỔ THÔNG PHẠM NGŨ lão HUYỆN THỦY NGUYÊN, THÀNH PHỐ hải PHÒNG TRONG bối CẢNH đổi mới GIÁO dục PHỔ THÔNG HIỆN NAY (Trang 34 - 36)