Với mức khảo sát này cho thấy người dân có mức sống trung bình, khá ổn định Thu nhập của người dân phải tăng lên để đảm bảo cuộc sống cho ngườ

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 82 - 83)

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngã

với mức khảo sát này cho thấy người dân có mức sống trung bình, khá ổn định Thu nhập của người dân phải tăng lên để đảm bảo cuộc sống cho ngườ

định. Thu nhập của người dân phải tăng lên để đảm bảo cuộc sống cho người dân ở huyện, mặt khác huyện luôn thực hiện chính sách phát triển kinh tế đi đôi với thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị, do vậy khoảng cách giàu nghèo ở huyện ở mức vừa phải có thể chấp nhận được. Nâng cao mức sống cho người dân, là mục tiêu phải hoàn thành trong thời gian đến. Có thể rằng đó là vấn đề khó khăn và nhiều thách thức đối với một huyện nghèo như Phú Ninh, nhưng đó chính là cái đích hướng đến của bất cứ một chiến lược phát triển kinh tế xã hội nào, có như thế thì mới đảm bảo phát triển hiệu quả, bền vững.

Tình trạng khai thác và sử dụng các nguồn lực của huyện hiện nay.

Đa số phiếu cho rằng việc khai thác và sử dụng đất đai để sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay là chưa hợp lý ( 47 phiếu chiếm 75,81%); nguồn vốn người dân trên địa bàn huyện hiện nay tiếp cận và sử dụng để sản xuất nông nghiệp là ít (42 phiếu chiếm 67,74%); mức độ sử dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp của người dân trên địa bàn huyện hiện nay là trung bình( 35 phiếu chiếm 56,45%); việc sử dụng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện hiện nay là chưa hợp lý (42 phiếu chiếm 67,74%). Thực tế cho thấy việc sử dụng đất đai hiện nay chưa hợp lý, nhất là khâu đền bù giải tỏa cho người dân mất ruộng đất còn chưa thật thỏa đáng, và chưa kịp thời; đất sử dụng trong nông nghiệp chủ yếu tập trung để trồng lúa, còn diện tích đất rừng và đất nuôi trồng thủy sản khá ít. Nguồn vốn cho sản xuất nông nghiệp hiện nay trên địa bàn huyện chủ yếu là đầu tư từ ngân sách, chưa huy động được các nguồn vốn khác như vốn trong dân, vốn đầu tư; mặt khác khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng của bà con rất khó khăn, do vậy trong quá trình sản xuất nông nghiệp thiếu vốn sản xuất nên người dân không có cơ hội mở rộng quy mô sản xuất. Việc sử dụng cơ giới hóa vào sản xuất đất nông nghiệp của bà con cũng gặp nhiều khó khăn, vì tình hình ruộng đất ở Phú Ninh hiện nay khá nhỏ lẻ, manh mún; mặc dầu trong thời gian qua huyện đã chuyên tâm đầu tư mua nhiều máy móc trang thiết bị để đưa vào sản xuất nông nghiệp, nhất là khâu

làm đất và khâu thu hoạch, nhưng một phần do nhận thức của người dân trong việc sử dụng máy móc còn hạn chế, một phần việc dồn điền đổi thửa tập trung ruộng đất gặp nhiều khó khăn. Do đó việc sử dụng máy móc chưa đạt hiệu quả cao. Lao động hiện nay tập trung chủ yếu trong nông nghiệp, nhưng ngành nghề lại ít, thiếu việc làm nên lao động nhàn rỗi khá nhiều, rất lãng phí. Do vậy cần phải tập trung nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động để nhanh chóng chuyển đổi lao động trong lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.

2.4. Hiệu quả kinh tế xã hội của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Phú Ninh. huyện Phú Ninh.

2.4.1. Hiệu quả kinh tế của chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Phú Ninh.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w