Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 48 - 53)

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngã

2. Công nghiệp Triệu

2.2.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp.

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng tr.đ 555.087 738.063 748.064 788.026 886.066 Nông nghiệp tr.đ 489.870 669.096 671.564 697.409 789.346 - TĐPT TB % 40,28 - TĐPT ĐG % 136,59 137,09 142,37 161,13 - Tỷ trọng % 88,25 90,66 89,77 88,50 89,08 Lâm nghiệp tr.đ 47.592 50.067 55.200 77.117 82.220 - TĐPT TB % 43,19 - TĐPT ĐG % 105,20 115,99 162,04 172,76 - Tỷ trọng % 8,57 6,78 7,38 9,79 9,28 Thuỷ sản tr.đ 17.625 18.900 21.300 13.500 14.500 - TĐPT TB % 20,57 - TĐPT ĐG % 107,23 120,85 76,60 82,27 - Tỷ trọng % 3,18 2,56 2,85 1,71 1,64

Biểu đồ 2.3: Giá trị sản xuất nông nghiệp từ 2010 đến 2014

Nguồn: Báo cáo thống kê của chi cục Thống kê huyện Phú Ninh.

Bảng phân tích số liệu trong nội bộ ngành nông nghiệp của huyện giai đoạn 2010 – 2014 cho thấy:

+ Về giá trị sản xuất.

Giá trị sản xuất nông nghiệp liên tục tăng qua các năm, tốc độ phát triển trung bình ở mức cao 40,28 %, tốc độ phát triển trong ngành nông nghiệp qua các năm như sau: năm 2011: 36,59%, năm 2012: 137,09%, năm 2013: 142,37%, năm 2014: 161,13%.

Biểu đồ 2.4: Giá trị ngành lâm nghiệp từ 2010 đến 2014

Giá trị sản xuất lâm nghiệp tăng cao và nhanh qua các năm các năm, tốc độ phát triển trung bình đạt mức khá cao 43,19 %; năm 2011 tốc độ phát triển chỉ đạt

mức 5,2%, năm 2012 tốc độ phát triển tăng khá đạt mức 15,99%, năm 2013 tốc độ phát triển tăng khá cao lên mức 62,04%, năm 2014 tốc độ phát triển định gốc cũng tăng ở mức cao 72,76%. Trong những năm gần đây tốc độ phát triển của ngành lâm nghiệp tăng ở mức khá cao, một phần do địa phương xác định lại cơ cấu kinh tế ngành NN là phát triển lâm nghiệp, do có diện tích đất để phát triển trồng rừng, mặt khác do thời gian vừa qua ở địa phương xuất hiện một số nhà máy thu mua và chế biến dăm giấy xuất khẩu, giá cả thu mua cây nguyên liệu (cây keo lá tràm) tăng khá nên nhiều hộ giá đình đã chuyển sang hướng trồng rừng.

Biểu đồ 2.5: Giá trị ngành thủy sản từ 2010 đến 2014.

Tuy nhiên, đối với ngành thủy sản lại diễn ra diễn ra theo hướng ngược lại, tốc độ phát triển trung bình chỉ đạt mức 20,57%, tốc độ phát triển năm 2011 tăng 7,23%, năm 2012 tăng cao mức 20,85%, nhưng năm 2013 giảm sâu -23,4%, năm 2014 tiếp tục giảm -17,73%.

Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng ngành nông nghiệp từ 2010 đến 2014

Nguồn: Báo cáo thống kê của chi cục Thống kê huyện Phú Ninh.

+ Về cơ cấu:

Có thể thấy Phú Ninh là một huyện mà nông nghiệp vẫn chiếm tỉ lệ cao, tỷ trọng nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong toàn ngành nông nghiệp, tỉ lệ nông nghiệp trong ngành nông nghiệp giai đoạn 2010 – 2014 là: 88,25%, 90,66%, 89,77%, 88,50%, 89,08% giá trị nông nghiệp tăng cao từ mức 489.870trđ lên mức 789.346trđ; tốc độ phát triển của lâm nghiệp tăng nhanh, có tỷ trọng tăng dần: 8,57%, 6,78%, 7,38%, 9,79%, 9,28%; còn ngành thủy sản đã giảm dần: 3,18%, 2,56%, 2,85%, 1,71%, 1,64%. Như vậy, ngành nông nghiệp vẫn ổn định qua các năm, ngành lâm nghiệp có tăng lên và ngành thủy sản lại giảm dần.

Điều đó thể hiện địa phương vẫn là huyện thuần nông nghiệp; trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn, giữ vai trò chủ đạo so với lâm nghiệp và thủy sản, phù hợp với đặc điểm tự nhiên của địa phương là chủ yếu trồng trọt và chăn nuôi. Trong giai đoạn 2010 - 2014, nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi) ít có sự thay đổi, ổn định qua các năm, sự tăng lên của lâm nghiệp chính là sự giảm xuống của thủy sản. Lâm nghiệp được dự báo là sẽ tăng thêm do địa phương có khả năng mở rộng thêm diện tích rừng, hơn nữa dự báo giá cả nguyên liệu cho sản xuất giấy có thể tăng do nhu cầu của xã hội và do mở rộng được thị trường tiêu thụ. Thủy sản của huyện trong thời gian qua kém hiệu quả, tỷ

trọng thủy sản giảm tuyệt đối và giảm tương đối, cụ thể giá trị sản xuất ngành thủy sản giảm hằng năm và tỷ trọng của ngành thủy sản trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, sự sụt giảm của ngành thủy sản trong thời gian qua có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như tình hình thời tiết không thuận lợi nên gây ra nhiều dich bệnh làm cho năng suất nuôi cá nước ngọt không đạt, do giá cả thị trường lên xuống thất thường nên giá trị sản xuất những năm qua liên tục sụt giảm, tuy nhiên một trong những lý do chính làm cho giá trị ngành thủy sản sụt giảm đó là khả năng cạnh tranh kém hiệu quả của cá nuôi nước ngọt với cá biển bãi ngang. Sự cạnh tranh kém hiệu quả của cá nuôi nước ngọt xuất phát từ chất lượng của cá, không thơm ngon bằng cá biển ngang; mặt khác do thói quen cũng như tâm lý của người tiêu dùng từ trước đến nay quen với việc dùng cá trong tự nhiên hơn, vì cho rằng ăn cá trong tự nhiên tốt hơn cá nuôi; nên dù giá các nuôi nước ngọt rẻ hơn so với cá biển bãi ngang nhưng sức tiêu thụ vẫn kém.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w