- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngã
Đối với việc tính toán chi phí sản xuất trong nông nghiệp hiện nay, Tổng cục Thống kê khảo sát, tính toán và cung cấp hệ số tính toán trong nông
2.5.1. Thành tựu đạt được.
• Tổng sản lượng lương thực, năng suất bình quân tăng lên qua các năm. Diện tích cánh đồng thu nhập cao đạt kế hoạch mà Nghị quyết của huyện Phú Ninh đưa ra. Công tác dồn điền đổi thửa đang được thực hiện ở giai đoạn đầu. Công tác khuyến nông, khuyến lâm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất, phòng ngừa dịch bệnh.
• Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định. Tỷ trọng chăn nuôi tăng trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Công tác cải tạo đàn gia súc có bước chuyển biến tích cực. Việc hỗ trợ lãi suất vay vốn trong chăn nuôi được quan tâm và tạo được tâm lý tốt cho nông dân. Công tác thú y, phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm được tập trung thực hiện, chủ động phòng ngừa không để lây lan dịch bệnh nguy hiểm trên địa bàn huyện.
• Nuôi trồng thủy sản tiếp tục được duy trì phát triển; mô hình nuôi ba ba thương phẩm được nhân rộng và phát triển mạnh ở các xã Tam Thái, Tam Đại, Tam Thành, Tam Phước, mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân.
• Tổ chức khảo sát, xây dựng phương án chuyển đổi rừng của huyện. • Kinh tế vườn, kinh tế trang trại có nhiều chuyển biến.
Cơ cấu lao động trên địa bàn đang có sự chuyển dịch phù hợp với sự chuyển dịch của CCKT
Tuy số lao động nông nghiệp còn chiếm tỉ trọng lớn nhưng trong các hộ nông dân đang có xu hướng chuyển dần sang hộ bán thuần nông, chuyển từ sản xuất độc canh cây lúa sang kết hợp chăn nuôi, nuôi cá nước ngọt, áp dụng mô hình kinh tế trang trại hoặc mở thêm ngành nghề dịch vụ. Mặt khác, trình độ dân trí ngày càng được nâng lên, thanh niên nông thôn có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm trong khu vực công nghiệp, dịch vụ. Nhờ vậy tỷ trọng lao động nông nghiệp sẽ giảm để tăng tương ứng cho khu vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
- Cùng với sự chuyển dịch CCKT ngành, cơ cấu vốn đầu tư đang có sự chuyển dịch theo hướng khai thác tốt nguồn nội lực
qua vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung của tỉnh hoặc qua trợ cấp cân đối ngân sách huyện chiếm tỉ trọng cao nhưng có xu thế tăng lên. Cơ cấu vốn đầu tư bắt đầu có sự chuyển dịch theo hướng ưu tiên cho cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế dân doanh có tốc độ phát triển cao và chiếm tỉ trọng ngày càng lớn.
2.5.2. Hạn chế.
Bên cạnh những kết quả đạt được như trên huyện Phú Ninh còn gặp phải những tồn tại, hạn chế như:
Mặc dù đã tập trung chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp một cách đồng bộ, nhưng chưa phát huy hết tiềm năng sẵn có tại địa phương, cụ thể như:
Tỷ trọng hàng hóa thông qua liên kết, liên doanh trong sản xuất nông nghiệp chưa nhiều, nông sản hàng hóa tiêu thụ phổ biến dưới hình thức tự tiêu thụ, nông dân vừa sản xuất, vừa lo đầu ra, nhất là dưa hấu. Các hình thức tổ chức sản xuất còn nặng về chỉ tiêu, hình thức; một số hợp tác xã, tổ hợp tác mới ra đời còn lúng túng trong phương án sản xuất kinh doanh, hoạt động chưa gắn với bà con nông dân; một số hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả chưa kịp thời củng cố, phát triển chưa bền vững.
Việc cụ thể hóa triển khai thực hiện quy hoạch sản xuất còn chậm, chưa thu hút được các nhà đầu tư vào chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản tập trung theo hướng hàng hóa. Phát triển chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản nước ngọt còn mang tính tự phát, tính hàng hóa chưa cao. Hình thức chăn nuôi, nuôi thủy sản nước ngọt chủ yếu gắn liền với đất ở, khá phổ biến là đất khu dân cư nên nguy cơ ô nhiễm môi trường và khó khăn trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Giải pháp thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi còn lúng túng, tỷ lệ bò lai chưa nhiều, phát triển heo siêu nạc còn dừng lại ở mô hình, chưa được nhân rộng.
- Kinh tế vườn – kinh tế trang trại tuy có tập trung đầu tư nhưng chất lượng và hiệu quả chưa cao; chưa có giải pháp cụ thể để thúc đẩy phát triển kinh tế vườn thật sự theo hướng bền vững.
- Một số nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp triển khai thực hiện chưa tốt như quy hoạch sản xuất; dồn điền đổi thửa; cải tạo đàn gia súc, phát triển nuôi trồng thủy sản nước ngọt; phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại; giao đất lâm nghiệp; phát triển kinh tế hợp tác.
-Việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh cho cây trong nhân dân vẫn chưa tuân thủ quy trình sản xuất nông sản sạch, an toàn. Công tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch hầu như chưa được quan tâm nhiều.
- Cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp vẫn chưa rộng khắp, chủ yếu nông dân vẫn sản xuất theo phương pháp truyền thống, thủ công.
- Huyện chưa khai thác được thế mạnh của ngành lâm nghiệp, việc giao đất, giao rừng cho nhân dân vẫn còn chậm, nạn chặt phá rừng chưa được ngăn chặn.
- Kết cấu hạ tầng còn yếu kém, môi trường đầu tư còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng thu hút đầu tư công nghiệp.
-Việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm chưa được chú trọng nhiều, chỉ mới dừng lại ở vài sản phẩm.
- Đầu tư cho các hoạt động khoa học công nghệ với lượng vốn ít.
- Khả năng tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, vốn ngân sách của nhân dân còn thấp.
- Hoạt động tài chính, tín dụng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của huyện.
- Vốn đầu tư cho phát triển còn quá hạn chế. Một số công trình xây dựng cơ bản tiến độ chậm, chất lượng chưa đảm bảo.
- Công tác quy hoạch ở một số lĩnh vực triển khai chậm; quản lý đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường chưa chặt chẽ. Một số vướng mắt trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng chậm được giải quyết.