Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp huyện Phú Ninh

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 76 - 78)

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngã

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong chăn nuô

2.3.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp huyện Phú Ninh

Bảng 2.10. Số lượng lao động trong ngành nông nghiệp từ 2010 đến 2014

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tổng số ng.người 43462 44967 45151 45460 45648

Nông nghiệp ng.người 27381 26049 25235 24544 23732

TĐPT ĐG % 95.14 92.16 89.64 86.67

Tỷ trọng % 63.00 57.93 55.89 53.99 51.99

Công nghiệp ng.người 5673 5673 6219 7504 8375

TĐPT ĐG % 100.00 109.62 132.28 147.63

Tỉ lệ % % 13.05 12.62 13.77 16.51 18.35

Dịch vụ ng.người 6129 6129 6265 6356 6596

TĐPT ĐG % 100.00 102.22 103.70 107.62

Tỉ lệ % % 14.10 13.63 13.88 13.98 14.45

Nguồn: Báo cáo thống kê của chi cục thống kê huyện Phú Ninh

Lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng số lao động của huyện, điều đó chứng tỏ NN vẫn giữ một vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của huyện, lao động NN qua các năm có xu hướng giảm dần, cụ thể tỷ lệ lao động nông nghiệp như sau: năm 2010: 63%, năm 2011: 57,9%, năm 2012: 55,89%, năm 2013: 53,99%, năm 2014: 51,99%. Trong khi đó, tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ có xu hướng tăng lên, năm 2010 lao động công nghiệp chiếm 13,05% đến năm 2014 tăng lên 18,35%; lao động trong dịch vụ năm 2010 chiếm 14,1% , năm 2014 chiếm 14,45%. Như vậy cơ cấu lao động của huyện có sự chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá đó là tăng tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng lao động trong nông nghiệp.

Biểu đồ 2.20. Tỉ lệ lao động trong các ngành NN, CN và DV

Nguồn: Báo cáo thống kê của chi cục Thống kê huyện Phú Ninh.

Thực tế cho thấy muốn có sự chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành phi nông nghiệp đòi hỏi phải có quá trình đào tạo lâu dài, ít nhất là 1 năm đối với lao động có tay nghề trung bình, đối với lao động có trình độ cao thì đòi hỏi thời gian đào tạo lâu hơn. Bên cạnh quá trình đào tạo thì huyện cần phải có chính sách thu hút nguồn nhân lực sau khi đào tạo trở lại địa phương để làm việc lâu dài là hết sức cần thiết. Mặc khác, lao động ở một huyện thuần nông như Phú Ninh thường mang đặc tính, người lao động vừa làm việc trong ngành nông nghiệp, vừa làm việc trong ngành phi nông nghiệp nên hiệu quả công việc không cao, tính chuyên môn hóa thấp. Hệ quả này, một mặt là do lao động trong nông nghiệp với tư liệu sản xuất chủ yếu là ruộng đất nhưng mức độ tích tụ ruộng đất lại không cao, sản xuất mang tính manh mún chưa thực sự mang lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, mặt khác là lao động nông nghiệp lại mang tính thời vụ nhiều hơn so với các ngành khác.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w