Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 53 - 55)

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngã

2. Công nghiệp Triệu

2.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ ngành nông nghiệp.

Bảng 2.3. Giá trị sản xuất trồng trọt và chăn nuôi trong nông nghiệp.

Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 GTNN tr.đ 489.870 669.096 671.564 697.409 789.346 Trồng trọt tr.đ 234.976 335.351 330.451 353.289 384.958 - TĐPT TB % 40,96 - TĐPT ĐG % 142,72 140,63 150,35 163,83 - Tỷ trọng % 47,97 50,12 49,21 50,66 48,77 Chăn nuôi: tr.đ 254.894 333.745 341.113 344.120 404.388 - TĐPT TB % 39,66 - TĐPT ĐG % 130,93 133,83 135,01 158,65 - Tỷ trọng % 52,03 49,88 50,79 49,34 51,23

Nguồn: Báo cáo thống kê của chi cục Thống kê huyện Phú Ninh.

+ Về giá trị sản xuất

Trong nông nghiệp, giữa trồng trọt và chăn nuôi có sự tăng trưởng tương đối cân bằng nhau, chăn nuôi tăng trưởng cao hơn với tốc phát triển trung bình hằng

năm là 40,96%, trồng trọt là 39,66 %. Trong đó, giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng trưởng không đều cụ thể năm 2011 tốc độ phát triển định gốc đạt 142,72%, năm 2012 giảm xuống 140,63%, năm 2013 tăng lên 150,35%, năm 2014 tăng lên 163,83%. Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng liên tục qua các năm cụ thể tốc độ phát triển định gốc năm 2011: 130,93%, năm 2012: 133,83%, năm 2013: 135,01%, năm 2014: 158,65%.

Biểu đồ 2.7. Giá trị sản xuất của trồng trọt và chăn nuôi trong nông nghiệp qua 5 năm.

Nguồn: Báo cáo thống kê của chi cục Thống kê huyện Phú Ninh.

+ Về cơ cấu:

Mặt khác hầu hết qua các năm tỷ trọng của chăn nuôi luôn cao hơn tỷ trọng của trồng trọt, cụ thể: tỷ trọng của trồng trọt, chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp qua các năm như sau: năm 2010: 47,97% và 52,03%, năm 2011: 50,12% và 49,88%, năm 2012: 49,21% và 51%, năm 2013: 50,66% và 49,34%, năm 2014: 48,77% và 51,23%.

Biểu đồ 2.8. Tỷ trọng trồng trọt và chăn nuôi trong nông nghiệp qua 5 năm.

Qua phân tích số liệu giá trị sản xuất trong nông nghiệp cho thấy, giá trị sản xuất của trồng trọt tăng trưởng không ổn định, mặc dù chiếm tỉ trọng tương đối lớn nhưng vẫn thấp hơn chăn nuôi. Điều đó đã tạo nên sự chuyển dịch theo hướng tích cực trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, đó là giảm dần tỷ trọng trồng trọt và gia tăng tỷ trọng chăn nuôi. Đây cũng là xu hướng chuyển dịch phù hợp của huyện Phú Ninh do có điều kiện tự nhiên không ủng hộ cho trồng trọt, đất đai không được phì nhiêu, thiên tai lũ lụt thường xuyên xuất hiện, có thể đây là xu hương tương lai của huyện, với diện tích đất phi nông nghiệp nhiều (có nhiều gò, đồi, ao, lạch), thuận lợi cho việc phát triển đàn bò, đàn trâu, các loại động vật, gia súc ăn lá, cỏ như heo, thỏ, dê và đàn gà.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w