- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngã
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong chăn nuô
2.2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành thủy sản
Bảng 2.8. Giá trị sản xuất và diện tích nuôi trồng nội bộ ngành thủy sản năm 2010 đến 2014. Năm ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 Diện tích ha 57 57 57 27 28 TĐPT ĐG % 100 100 47,368 49,123 Giá trị tr.đ 17.625 18.900 21.300 13.500 14.500 TĐPT ĐG % 107,23 120,85 76,6 82,27
Nguồn: Báo cáo thống kê của chi cục Thống kê huyện Phú Ninh.
Diện tích nuôi trồng thủy sản những năm gần đây giảm mạnh, tốc độ phát triển giảm qua các năm, nếu năm 2011và 2012 đạt mức 100% thì đến năm 2013 và 2014 giảm xuống dưới 50%. Do tình hình diện tích nuôi trồng giảm mạnh nên giá trị sản xuất của ngành thủy sản đóng góp không nhiều và có xu hướng giảm chỉ tăng trưởng ở các năm 2011 và 2012, năm 2013, 2014. Tốc độ phát triển của giá trị sản xuất thủy sản như sau: năm 2011 tăng 107,23%, năm 2012 tăng 120,85%, năm 2013 giảm 76,6%, năm 2014 giảm 82,27%,.
Biểu đồ 2.17. Diện tích nuôi trồng thủy sản tư năm 2010 đến 2014
Nguồn: Báo cáo thống kê của chi cục Thống kê huyện Phú Ninh.
Biểu đồ 2.18. Giá trị thủy sản từ năm 2010 – 2014.
Nguồn: Báo cáo thống kê của chi cục Thống kê huyện Phú Ninh.
Qua phân tích bảng số liệu cho thấy nuôi trồng thủy sản nước ngọt chưa mạnh, chủ yếu là các đối tượng nuôi truyền thống như rô phi, trắm cỏ, cá trôi ... với diện tích 30 ha trong 60 ha mặt nước có khả năng nuôi thủy sản. trong những năm gần đây giá trị cũng như diện tích nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm mạnh
Tóm lại chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ ngành nông nghiệp diễn ra theo xu hướng. Trong nội bộ ngành trồng trọt cây lương thực vẫn là cây chủ lực đóng góp chính làm tăng giá trị sản xuất cho ngành trồng trọt, các loại cây khác như đậu, rau lang, dưa, cây công nghiệp và cây trồng hàng năm tuy đóng góp vào giá trị sản xuất của nội bộ ngành tuy không bằng cây lương thực nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn cây lương thực, bởi vậy trong trồng trọt có sự chuyển biến tích cực từ trồng lúa sang trồng các loại cây khác. Trong nội bộ ngành chăn nuôi có sự chuyển biến đều trong sự đóng góp vào giá trị sản xuất của nội bộ ngành chăn nuôi của trâu, bò, lợn và gia cầm vậy đây là những con vật nuôi chính của huyện hiện nay. trong nội bộ ngành thủy sản tập trung chủ yếu ở các loại cá truyền thống như rô phi, diêu hồng… có năng suất cao nhưng giá trị kinh tế nhỏ bởi vậy giá trị sản xuất của nội bộ ngành thủy sản tiếp tục giảm. Trong lâm nghiệp tốc độ phát triển giá trị sản xuất của khoanh nuôi trồng rừng và ươm cây giống tăng lên cho thấy chiều hướng phát triển của ngành lâm nghiệp trong thời gian tới. Giá trị sản xuất từ khai thác rừng trồng trong dân ngày càng tăng lên tạo cứng tỏ việc trồng rừng ở đây có hiệu quả cao, đáp ứng như cầu cuộc sống cho bà con sống bằng nghề trồng rừng.