- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngã
b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong chăn nuô
2.2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành lâm nghiệp
Bảng 2.7. Giá trị trong nội bộ ngành lâm nghiệp từ năm 2010 đến năm 2014
CHỈ TIÊU ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014
Giá trị Lâm nghiệp tr.đ 47.592 50.165 55.307 73.714 82.366
Trồng và khoanh nuôi rừng tr.đ 4.778 4.682 5.112 5.368 6.978 + TĐPT ĐG % 97,99 109,18 105,01 130, + Tỷ trọng % 10,04 9,33 9,24 7,28 8,47 Khai thác (rừng trồng trong dân) tr.đ 32.551 35.295 39.311 56.552 61.841 + TĐPT ĐG % 108,43 120,77 173,73 189,98 + Tỷ trọng % 68,4 70,36 71,08 76,72 75,08 Thu nhặt sp từ rừng tr.đ 4.763 4.668 5.001 5.501 6.601 + TĐPT ĐG % 98,01 105, 115,49 138,59 + Tỷ trọng % 10,01 9,31 9,04 7,46 8,01 Các hoạt động DVLN tr.đ 4.690 4.596 4.925 5.171 5.688 + TĐPT ĐG % 98, 105,01 110,26 121,28 + Tỷ trọng % 9,85 9,16 8,9 7,01 6,91
Gieo ươm cây giống tr.đ 810 826 851 1.010 1.111
+ Tỷ trọng % 1,7 1,65 1,54 1,37 1,35
Nguồn: Báo cáo thống kê của chi cục Thống kê huyện Phú Ninh. Trong thời gian qua công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng được tập trung chỉ đạo; xây dựng và triển khai đề án phát triển lâm nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận và đầu tư sản xuất giống cây có chất lượng nâng cao sinh khối rừng trồng trên một đơn vị diện tích. Tổ chức giao khoán cho người dân quản lý bảo vệ rừng phòng hộ và chi trả dịch vụ môi trường rừng ở 3 xã Tam Lãnh, Tam Dân, Tam Đại và BQL rừng phòng hộ với diện tích trên 784,6 ha. Công tác tuyên truyền quần chúng tham gia bảo vệ rừng được đẩy mạnh người dân đã thực sự chủ động quản lý và kinh doanh rừn trên diện tích được giao. Giá trị sản xuất từ việc kinh doanh rừng tăng lên trong thời gian qua, điều này tạo điều kiện cho người dân có thể sống và làm giàu từ trồng rừng.
Giá trị đóng góp của trồng và khoanh nuôi rừng tăng qua các năm, cụ thể tốc độ tăng trưởng định gốc từ năm 2010 – 2014 như sau: năm 2011: 97,99%, năm 2012: 109,18%, năm 2013: 105,01%, năm: 2014: 130%. Tỷ trọng giá trị việc khai thác rừng trồng trong dân những năm qua đóng góp lớn trong giá trị sản xuất lâm nghiệp, khai thác rừng trồng trong dân giai đoạn vừa qua có tốc độ phát triển định gốc tăng liên tục từ 2011 - 2014: 108,43%, 120,77%, 173,73%, 189,98%. Thu nhặt sản phẩm từ rừng có tỷ trọng nhỏ nhưng có tốc độ phát triển tăng qua các năm: năm 2011: 98,01%, năm 2012: 105%, năm 2013: 115,49%, năm 2014: 138,59%. Các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp đóng góp khá nhỏ bé vào giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp và có xu hướng tăng, tốc độ phát triển các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp như sau: năm 2011: 98%, năm 2012: 105,01%, năm 2013: 110,26%, năm 2014: 121,28%. Hoạt động gieo ươm cây giống có giá trị đóng góp rất thấp trong giá trị sản xuất lâm nghiệp nhưng cũng tăng nhanh trong giai đoạn 2011 – 2015, cụ thể: 101,98%, 105,06%, 124,69%, 137,16%.
Biểu đồ 2.15. Biểu đồ giá trị nội bộ ngành lâm nghiệp từ năm 2010 đến 2014.
Nguồn: Báo cáo thống kê của chi cục Thống kê huyện Phú Ninh.
Biểu đồ 2.16. Biểu đồ tỷ trọng giá trị lâm nghiệp từ năm 2010 đến 2014.
Khai thác trồng rừng trong dân chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị sản xuất lâm nghiệp qua các năm từ 2010 – 2014: 68,4%, 70,36%, 71,08%, 76,72%, 75,08%và có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Trồng và khoanh nuôi rừng có tỷ trọng ngày càng giảm năm 2011 chiếm 9,33% đến 2014 chỉ còn 8,47%. Kéo theo các hoạt động dịch vụ lâm nghiệp có xu hướng giảm mạnh qua các năm năm 2011 đạt 9,16%, năm 2012: 8,9%, năm 2013: 7,01% năm 2014 chỉ còn 6,92% và gieo ươm cây giống cũng chiếm tỷ trọng ngày càng giảm năm 2011 chiếm 1,65% đến năm 2014 chỉ còn 1,35%.
Qua phân tich bảng số liệu trên thấy rằng giá trị khoanh nuôi và trồng rừng trong các năm tăng lên và những năm gần đây việc khác thác trồng rừng trong dân đã đem lại giá trị sản xuất khá lớn, tốc độ gieo ươm cây giống tăng hằng năm, cho thấy chủ trương giao đất giao rừng cho người dân đang dần phát huy hiệu quả, người dân đã tích cực hơn trong việc trồng rừng đảm bảo hướng phát triển bền vững cho ngành lâm nghiệp, thêm vào đó hoạt động dịch vụ lâm nghiệp những năm qua đóng góp không đáng kể tuy nhiên có tốc độ phát triển tăng qua các năm mở ra triển vọng mới cho ngành lâm nghiệp trong việc mở rộng ngành nghề kinh doanh trong nội bộ ngành lâm nghiệp. Trong những năm qua tỷ trọng khai thác rừng trong dân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong nghành lâm nghiệp và có xu hướng tăng lên điều này chứng tỏ việc khai thác rừng trồng trong dân vẫn đóng góp chính vào việc tăng giá trị sản xuất cho ngành lâm nghiệp qua các năm trong cơ cấu gia trị sản xuất ngành lâm nghiệp.