- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngã
Biểu đồ 2.21 Vốn đầu tư từ NSNN cho ngành NN từ 2010 đến 2014.
Nguồn: Báo cáo thống kê của chi cục Thống kê huyện Phú Ninh.
2.3. Đánh giá kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Phú Ninh quayy phiếu điều tra Phú Ninh quayy phiếu điều tra
2.3.1. Miêu tả phiếu điều tra
Để đánh giá đúng đắn hơn thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện Phú Ninh trong thời gian qua, bản thân đã thực hiện khảo sát bằng phiếu điều tra. Đối tượng phỏng vấn là cán bộ huyện (bao gồm lãnh đạo huyện, cán bộ phòng nông nghiệp và lãnh đạo một số xã), đây là những người có kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo sản xuất nông nghiệp, nắm rõ thực trạng kinh tế nông nghiệp của huyện từ đó đưa ra mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả nhất tạo điều kiện sống ổn định cho người dân ở huyện.Tổng số phiếu phát ra 70 phiếu, tổng số phiếu thu vào 62 phiếu, còn 8 phiếu không thu được vì cán bộ đi công tác dài ngày. Nội dung phiếu gồm 18 câu tập trung vào khảo sát chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện hiện nay; khảo sát khả năng cạnh tranh, thị trường tiêu thụ, giá cả sản phẩm nông nghiệp, và năng suất lao động của ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay; thu nhập bình quân, tỷ lệ lao động có việc
làm, khoảng cách giàu nghèo, trình độ dân trí của người dân lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay; tình trạng khai thác và sử dụng các nguồn lực của huyện hiện nay.Thông qua kết quả tổng hợp điều tra phiếu, giúp nhìn nhận đúng hơn về thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện. Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp đúng đắn nhằm đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Phú Ninh theo hướng hiệu quả, bền vững
2.3.2. Đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Phú Ninh qua phiếu điều tra. huyện Phú Ninh qua phiếu điều tra.
• Cơ cấu kinh tế nghành nông nghiệp của huyện hiện nay:
Đa số phiếu cho rằng lợi thế của ngành nông nghiệp huyện hiện nay là trồng cây lương thực, các cây màu xen kẽ, chăn nuôi, trồng rừng và khai thác rừng. Tuy nhiên đa số người được phỏng vấn cho rằng cơ cấu kinh tế của huyện hiện nay chưa khai thác được lợi thế, tiềm năng của huyện ( 43 phiếu chiếm 69,35%). Giá trị kinh tế đem lại cho ngành nông nghiệp huyện hiện nay chủ yếu là trồng trọt (35 phiếu chiếm 56,45%). Khảo sát trên phản ánh đúng thực trạng hiện nay của huyện đặc biệt trong khai thác và nuôi trồng thủy sản tiềm năng rất lớn nhưng chỉ khai thác được một phần nhỏ diện tích nuôi trồng, trong trồng trọt những loại cây màu có giá trị kinh tế cao như đậu, mè, dưa hấu vẫn chưa được chú trọng đầu tư. Để tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện hiệu quả bền vững thì đa số cho rằng nên chuyển dịch theo hướng CN- NN- DV (17 phiếu chiếm 53,13%); theo cơ cấu này là hợp lý vừa đảm bảo phát huy được lợi thế của một huyện nông nghiệp thuần nông vừa đảm bảo theo tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của huyện; trong cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đa số phiếu tán thành nên chuyển mạnh theo hướng trồng cây lương thực và xen kẻ rau màu, chăn nuôi, trồng rừng và khai thác rừng (40 phiếu chiếm 64,51% ) đây là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý vì có thể khai thác tối đa được lợi thế của huyện. đa số phiếu tán thành việc cần thiết chuyển một phần diện tích trồng lúa sang trồng rau màu khác (54 phiếu chiếm 87,1%), đây là chiều hướng cần phát huy trong thời gian tới của huyện nhằm chuyển từ sản xuất nông nghiệp thuần nông với mô hình hộ gia đình
nhỏ lẻ sang sản xuất hàng hóa với mô hình trang trại; chuyển từ độc canh cây lúa sang đa dạng các loại cây trồng nhằm đem lại thu nhập cho lao động.
• Khả năng cạnh tranh, thị trường tiêu thụ, giá cả sản phẩm nông nghiệp, và năng suất lao động của ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay:
Đa số cho rằng khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay so vớia thị trường nông sản là thấp ( 52 phiếu chiếm 83,87%);thị trường tiêu thụ của sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay chủ yếu ở trong nước (32 phiếu chiếm 51,61%); giá cả của sản phẩm nông nghiệp của huyện hiện nay so với chi phí bỏ ra là không hợp lý (43 phiếu chiếm 69,35%). Khảo sát này sát với tình hình thực tế hiện nay của huyện, đầu ra của sản phẩm nông nghiệp không ổn định, mặc dầu thị trường khá rộng nhưng khả năng cạnh tranh thấp, giá cả bếp bênh không bù đủ chi phí cho người sản xuất; thực tế này cho thấy chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa người sản xuất và nhu cầu thị trường. Năng suất lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp hiện nay trên địa bàn huyện đạt mức trung bình ( 53 phiếu chiếm 85,48%); đây là một thực tế, với điều kiện sản xuất khó khăn, phụ thuộc ít nhiều vào thời tiết, chất lượng con giống chưa cao, đặc biệt sản xuất nông nghiệp mang tính truyền thống vì vậy chưa đạt được năng suất như mong muốn.
• Thu nhập bình quân, tỷ lệ lao động có việc làm, khoảng cách giàu nghèo, trình độ dân trí của người dân lao động nông nghiệp trên địa bàn huyện hiện nay.