- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngã
1.2.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam
Thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng con vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, huyện đã có bước phát triển cao, mang tính đột biến, những đối tượng cây trồng, con vật nuôi có lợi thế được đầu tư, các cơ chế chính sách khuyến khích phát triển đã tạo ra những bước đột phá lớn trong sản xuất nông nghiệp, các tiến bộ KHKT được áp dụng vào sản xuất, nhiều mô hình sản xuất có hiệu quả được nhân rộng, năng suất, sản lượng, chất lượng nông sản phẩm, con vật nuôi, giá trị sản xuất nông nghiệp không ngừng tăng và mang lại nguồn thu nhập cao cho người nông dân.
Đạt được những thành tựu trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng con vật nuôi như trên vì Điện Bàn đã những bước đi thích hợp:
- Huyện uỷ, HĐND, UBND huyện đã tổ chức các cuộc hội nghị chuyên đề và có văn bản chỉ đạo cụ thể. Đã thành lập Ban chỉ đạo phát triển nông nghiệp từ huyện đến xã và đã kiểm tra, giám sát việc thực hiện đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi các địa phương.
- Chủ trương thực hiện đề án được các địa phương đồng tình và đã xây dựng đề án với những kết quả thực hiện ở một số địa phương tương đối tốt.
- Việc đầu tư thực hiện các cơ chế chính sách đúng mục đích, đối tượng tạo được động lực phát triển.
- Công tác phòng trừ dịch hại trên cây trồng và con vật nuôi được chú trọng. - Tăng cường được công tác khuyến nông, khuyến ngư, đào tạo tay nghề cho nông dân, khuyến khích cho nông dân áp dụng tốt các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
- Thông qua mối liên doanh, liên kết trình độ sản xuất của người nông dân được nâng lên rõ rệt.