- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngã
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên 1 Vị trí địa lý
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Phú Ninh nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Quang Nam, thuộc vùng kinh tế động lực của tỉnh (vùng đồng bằng ven biển) đồng thời nằm giữa vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi). Vị trí địa lý được giới hạn từ 15018’20’’ - 15031’40’’ vĩ độ Bắc và từ 108019’30’’ - 108030’32’’ kinh độ Đông. Trung tâm huyện tại xã Tam Vinh, cách thành phố Tam Kỳ (tỉnh lỵ Quảng Nam) 08 km về phía Tây.
Ranh giới hành chính huyện được xác định:
Phía Đông giáp thành phố Tam Kỳ là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Quảng Nam ảnh hưởng trực tiếp về mặt thị trường, vốn, KHCN ... và là đầu mối giao thông nối liền với các vùng miền của đất nước. Phía Tây giáp huyện Tiên Phước là vùng trọng điểm sản xuất NLN của tỉnh có khả năng cung cấp nguyên liệu và nhiều loại nông sản - phát triển công nghiệp chế biến NLS, Phía Nam giáp huyện Núi Thành, huyện Trà My với khu kinh tế mở Chu Lai, nơi thu hút nhiều lao động, là thị trường lớn tiêu thụ nông sản chất lượng cao. Phía Bắc giáp huyện Thăng Bình (có nhiều điều kiện tương đồng tạo sự hợp tác và liên kết trong sản xuất ...).
Vị trí địa lý của huyện rất thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội. Đó là gần thị trường lớn, đó là khả năng liên kết phát triển công nghiệp, nông lâm thuỷ sản và dịch vụ.
2.1.1.2 Địa hình
Địa bàn huyện Phú Ninh có địa hình với hướng dốc từ Tây sang Đông, tạo thành 2 dạng đặc trưng:
-Dạng địa hình vùng núi (phía trên kênh chính Phú Ninh): Bao gồm địa bàn các xã phía Tây của huyện là: Tam Lãnh, Tam Đại và một phần các xã: Tam Dân, Tam Vinh, Tam Lộc. Địa hình đặc thù là các núi thấp xen kẽ có các thung lũng hẹp, với khoảng 17 ngọn núi như: núi Đá Đen (392,6 m), núi Long Cám (306,6 m), núi Đá Ngựa (283 m) ... Độ cao trung bình của vùng từ 150 đến 400 m, cá biệt ở phía Tây Nam có đỉnh cao trên 500m. Thế mạnh của vùng là phát triển kinh tế rừng, chăn nuôi đại gia súc, du lịch nghỉ dưỡng, khai thác khoáng sản.
- Dạng địa hình vùng đồng bằng (phía dưới kênh chính Phú Ninh) gồm diện tích còn lại của huyện. Độ cao trung bình toàn vùng khoảng từ 15 đến 25 m, địa hình bằng phẳng, đất tốt thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp; đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Thế mạnh của vùng là trồng cây ngắn ngày (lương thực, rau quả thực phẩm) chăn nuôi bò, cá và phát triển sản xuất phi nông nghiệp đặc biệt là công nghiệp nhẹ, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ.
2.1.1.3. Đất đai
Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 25.116,08 ha, hiện trạng sử dụng đất đai năm 2005 cho thấy: diện tích đất nông nghiệp: 16.170,1 ha (chiếm 64,4%), diện tích đất phi nông nghiệp: 5.453,5 ha (chiếm 21,7%) và diện tích đất chưa sử dụng: 3.492,6 ha (chiếm 13,9%).
Nhìn chung đất đai của huyện khá tốt (đất đỏ vàng, đất mùn, đất phù sa) được canh tác lâu đời với chế độ tưới tiêu đầy đủ. Có khả năng phát triển nhiều loại cây trồng có chất lượng và giá trị cao
2.1.1.4. Khí hậu
Huyện Phú Ninh nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, các yếu tố khí hậu với đặc điểm nổi bật sau:
- Nền nhiệt độ cao (trung bình năm là 25,60C), số giờ nắng cao (trung bình năm là 2.084 giờ) có lợi thế lớn về tăng vụ và tăng năng suất cây trồng. Lượng mưa khá lớn (trung bình năm là 2.531,5 mm), trong đó tập trung chủ yếu vào mùa mưa (70%) từ tháng 9 đến tháng 12, mưa thường kèm theo giông bão, sấm sét.
-Điều kiện khí hậu trong vùng nổi bật với nền nhiệt độ cao, ổn định tạo khả năng về năng suất cao với các loại cây trồng. Yếu tố hạn chế chủ yếu là mùa khô kéo dài, mùa mưa tập trung đồng thời thường xuất hiện bão, lũ làm ảnh hưởng đến sản xuất, tuổi thọ công trình và đời sống sinh hoạt của nhân dân.