Đẩy mạnh quy hoạch ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững hiệu quả

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 95 - 98)

theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững hiệu quả 3.3.1. Nhóm giải pháp đẩy mạnh công tác quy hoạch cơ cấu ngành sản xuất trong huyện bao gồm các giải pháp sau

- Đẩy mạnh quy hoạch ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững hiệu quả hiện đại hóa và phát triển bền vững hiệu quả

+ Trong lĩnh vực trồng trọt: Cần tiếp tục rà soát và triển khai có hiệu quả qui hoạch sản xuất gắn với sản xuất tập trung chuyên canh các loại cây trồng theo hướng vừa tăng năng suất, vừa nâng cao chất lượng nông sản, mở rộng cánh đồng lớn, cánh đồng cho thu nhập cao; duy trì và mở rộng diện tích sản xuất một số cây

trồng có hiệu quả theo hướng hàng hoá. Trong đó: Chú trọng sản xuất ngô lai, xây dựng mô hình sản xuất ngô bằng hạt giống biến đổi gen để nâng cao năng suất gắn với phát triển chăn nuôi; mở rộng diện tích sản xuất lúa giống hàng hoá, lúa chất lượng cao, sản xuất dưa hấu, rau chuyên canh theo hướng GAP gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tập trung chuyển đổi diện tích sản xuất lúa sang trồng các lọai cây rau, màu thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày như: Môn cari, đậu các loại, lạc cho năng suất cao,…

+ Trong lĩnh vực chăn nuôi:Cần tập trung đẩy mạnh nâng cao số lượng và chất lượng tổng đàn, phát triển đàn bò lai, nạc hoá đàn heo và phát triển theo hướng chăn nuôi tập trung theo quy hoạch; phát triển đàn gia cầm lấy thịt, lấy trứng xem đây là thế mạnh của huyện cần tập trung đầu tư. Trong phát triển chăn nuôi và kịp thời tháo gở những khó khăn về thủ tục đất đai, có cơ chế, nội dung hỗ trợ trong công tác giải phóng mặt bằng để thu hút các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình đầu tư phát triển trang trại và gia trại. Từng bước ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi.

+ Trên lĩnh vực lâm nghiệp: Cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo quản lý, bảo vệ rừng, và phát triển rừng, tập trung rà soát và hoàn thành công tác giao đất, giao rừng cho nhân dân; chú trọng sản xuất giống cây lâm nghiệp có chất lượng như: Nuôi cấy mô, lai hom,… kết hợp với đầu tư thâm canh nâng cao năng suất rừng trồng. Đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền vận động người dân cùng chung sức bảo vệ rừng và tham gia trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc.

+ Trên lĩnh vực thủy sản: Trong những năm gần đây diện tích và giá trị đóng góp của ngành thủy sản có xu hướng giảm mạnh, tuy nhiên đối với huyện Phú Ninh đây là ngành có tiềm năng phát triển đem lại giá trị kinh tế cao. Để phát huy lợi thế khai thác và nuôi trồng thủy sản, tránh không để tình trạng nuôi trồng tự phát trong dân vừa làm giảm hiệu quả vừa gây hại cho môi trường sinh thái, trong thời gian tới cần thực hiện chính sách giao hay cho thuê lâu dài diện tích nuôi trồng thủy sản cho người dân, nhằm tạo sự ổn định trong chăn nuôi; huyện cần có chính sách hỗ trợ đào tạo công nhân kỹ thuật nuôi trồng thủy sản; cần chú ý đến công tác xúc tiến

thương mại như tham gia hội chợ, triển lãm, để khảo sát và tìm kiếm thị trường tiêu thụ. Mặt khác huyện cần phải nâng cao chất lượng sản phẩm nuôi trồng, bằng cách chuyển một phần diện tích nuôi cá nước ngọt hiện nay sang nuôi tôm sú, nuôi ba ba, nuôi nghêu.... sẽ cho giá trị kinh tế cao hơn. Đặc biệt khuyến khích hộ nghèo tham gia nuôi trồng thủy sản bằng cách tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân tiếp cận với những nguồn vốn vay ưu đãi.

- Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng.

Tiếp tục huy động nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng theo tiêu chí nông thôn mới và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện trong giai đoạn đến. Ưu tiên đầu tư mới và đầu tư nâng cấp các cơ sở hạ tầng kỹ thuật thiết yếu như đường, điện, cấp thoát nước, thông tin nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh nông nghiệp.

Đối với giao thông nông thôn: Hoàn thiện hệ thống giao thông nông thôn nhằm tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, và thu hút vốn đầu tư vào nông nghiệp. Trong thời gian đến huyện cần tiếp tục hoàn thành các tuyến giao thông trọng yếu như đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm cụ thể là dự án Kè và đường chống sạt lở sông La Ngà, dự án OFID; tranh thủ nguồn vốn đầu tư nâng cấp mở rộng đường ĐH 2 đoạn trung tâm huyện đi Quốc lộ 40B; ngoài ra, hoàn thiện khớp nối các tuyến đường nội thị khu trung tâm như đường số 9, đường số 4, đường số 8, đường số 14. Thực hiện kế hoạch kiên cố hóa các tuyến ĐH theo đề án của tỉnh. Phối hợp với các ngành chức năng triển khai hoàn thành tuyến cao tốc, tuyến giao thông liên xã Tam Thành - Bình An, tuyến đương nối dài đường Núi Thị-Tú Bình- QL40b -Tiểu Tây(Tam lãnh); Đường ĐH6.PN (đoạn Tam Đàn-Tam Đại); tuyến Tam Thành. Rà soát, bổ sung quy hoạch đảm bảo theo sự phát triển chung, tăng cường đầu tư khớp nối đồng bộ hệ thống giao thông của xã với giao thông của huyện và tỉnh. Tiến hành BTH giao thông nông thôn trên 80 km để hoàn chỉnh BTH-GTNT trên địa bàn huyện.

Phối hợp với các ngành chức năng nâng cấp nhà máy nước tại thị trấn Phú Thịnh theo quy hoạch mạng lưới cấp nước chung trên địa bàn tỉnh; lắp đặt đường ống cấp nước cho khu vực tại thị trấn và các xã Tam Dân, Tam Thái, Tam Vinh đồng thời tăng cường giải pháp vận động nhân dân sử dụng nước nhà máy. Mở rộng cung cấp nước máy từ Nhà máy nước Tam Kỳ cho khu vực xã Tam Đàn, Tam An. Tiếp tục đầu tư nâng cấp Trạm cấp nước Tam Phước để mở rộng cấp nước sinh hoạt trên địa bàn xã và một phần xã Tam An, Tam Vinh, Tam Thành.

Đầu tư mở rộng, nâng cấp hạ tầng điện sinh hoạt đến hầu hết các thôn, xóm; hệ thống điện chiếu sáng dọc tuyến đường QL40B, ĐT 615, tuyến đường ĐH1.PN, ĐH2.PN và các khu dân cư mới tại các khu trung tâm xã. Phấn đấu 100% số hộ gia đình được sử dụng điện ổn định; đảm bảo kỹ thuật. Tranh thủ đầu tư của ngành điện để cải tạo lưới điện, nâng cao chất lượng điện phục vụ sinh hoạt và phát triển sản xuất nông nghiệp.

Đầu tư hệ thống mương tiêu, cống thoát nước trên một số tuyến đường chính tại thị trấn Phú Thịnh và khu trung tâm các xã trên 50% số km đường. Phấn đấu các tuyến ĐT615, ĐH đi qua các trung tâm xã được đầu tư xây dựng mương thoát nước và trồng cây xanh, xã hội hóa lát gạch vỉa hè.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w