Dân số và lao động, thu nhập và mức sống

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 41 - 43)

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngã

2.1.2.1. Dân số và lao động, thu nhập và mức sống

+ Dân số và lao động . đến nay dân số trên địa bàn huyện Phú Ninh là 79605 người, bao gồm 10 người dân tộc Tày (thôn An Bình, Bồng Miêu xã Tam Lãnh và 78 người dân tộc Cor (thôn Trà Sung, Bồng Miêu xã Tam Lãnh) còn lại là dân tộc kinh. Lao động trong độ tuổi là 50.763 người. Lao động trong độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế là 45.814 người. Lao động hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là 22.838 người

+ Thu nhập và mức sống.

- Về thu nhập: Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 23 triệu/người/năm, (tăng hơn 11,6 triệu đồng so với năm 2010); có 9/10 xã đạt tiêu chí về thu nhập (trừ xã Tam Lộc). Mức thu nhập lại không đều giữa các xã, xã có mức thu nhập cao trong huyện như: Tam Dân, Tam An, Tam Phước, ... các xã thu nhập vào loại thấp như xã: Tam Lộc, Tam Thành, Tam Lãnh. Thu nhập của người dân còn thấp và chủ yếu từ sản xuất nông lâm nghiệp thuỷ sản, nhưng so với các năm trước đã tăng hơn nhiều.

- Về giảm nghèo: Tỷ lệ hộ nghèo còn 4,44% (giảm 12,34% so với năm 2010); có 8/10 xã đạt tiêu chí Hộ nghèo (còn Tam Vinh, Tam Lộc chưa đạt).

2.1.2.2.Cơ sở hạ tầng kinh tế

-Hiện trạng hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt trên địa bàn huyện Phú Ninh được tổng hợp như sau:-Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội - Thành phố Hồ Chí Minh) chạy qua địa bàn huyện Phú Ninh dài 8,6 km, có ga An Mỹ tại địa bàn xã Tam An.- Đường bộ trên địa bàn toàn huyện có 494,2 km với mật độ đường 1,9

km/km2, và 5,9 km/1000 dân cao hơn bình quân chung của tỉnh.Giao thông đối ngoại trên địa bàn huyện ngoài đường sắt thống nhất, có đường quốc lộ 1A, ĐT615, ĐT616. Nhìn chung hệ thống giao thông, đặc biệt là giao thông nông thôn trên địa bàn huyện hiện còn yếu kém, chưa đồng bộ đang là vấn đề bức xúc hàng đầu của địa phương do vậy cần được ưu tiên đầu tư xây dựng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

-Hệ thống thuỷ lợi trên địa bàn huyện Phú Ninh được đầu tư sớm và khá

đồng bộ, hiện nay đảm bảo diện tích tưới chủ động cho 5.352 ha đất canh tác. Với các công trình chủ yếu gồm: Đập dâng: 12 công trình, diện tích tưới 414 ha lúa. Hồ chứa: 5 công trình với tổng diện tích tưới là 4.648 ha, trong đó: riêng công trình thuỷ lợi hồ Phú Ninh: 4.512 ha. Trạm bơm: 10 trạm bơm (9 trạm bơm điện và 1 trạm bơm dầu), diện tích tưới 290 ha.- Tổng chiều dài hệ thống kênh chính của các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện Phú Ninh khoảng 50 km, trong đó riêng kênh chính công trình thuỷ điện hồ Phú Ninh là 17,4 km. Chiều dài kênh mương nội đồng trên địa bàn huyện là 277 km (kênh cấp 3) hiện đã bê tông hoá được 16 km, còn 261 km kênh đất.

Các công trình thuỷ lợi được đầu tư sớm nên hiện tại một số công trình đã bị xuống cấp cần được nâng cấp. Vùng phía Tây của huyện địa hình cao, hệ thống thuỷ lợi chưa đồng bộ dẫn đến hàng năm vẫn còn hơn 300 ha sản xuất lúa phụ thuộc nước trời, hoặc bấp bênh về nguồn nước tưới Hệ thống thuỷ lợi cho đất màu chưa được đầu tư xây dựng nên gặp khó khăn trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

-Hệ thống điện được kéo từ 2 nguồn chính là từ hệ thống lưới điện của thành phố Tam Kỳ và huyện Tiên Phước đảm bảo được 100% số xã có điện lưới quốc gia; 99,7% số hộ được sử dụng điện.

Tuy nhiên hệ thống truyền tải điện năng trên địa bàn huyện nhiều khu vực hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

-Cấp nước sinh hoạt cho nhân dân chủ yếu bằng hình thức giếng đào, giếng

khoan gia đình chiếm trên 95% số hộ trên địa bàn huyện; nhiều giếng đào làm sơ sài gần chuồng trại chăn nuôi, ruộng lúa ... nên khả năng bị ô nhiễm lớn

-Mạng lưới thông tin liên lạc được đầu tư mở rộng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, dân trí và thúc đẩy sản xuất phát triển, đồng thời góp phần truyền tải chủ chương chính sách của Đảng và Nhà nước đến nhân dân.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w