Quan điểm của đảng và tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở Việt Nam.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 30 - 32)

nông nghiệp ở Việt Nam.

Tại đại hội X Đảng ta đã khẳng định phát triển nông nghiệp, nông thôn là sự lựa chọn bước đi đúng đắn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đồng thời chủ trương đẩy mạnh hơn nữa công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, tại Hội nghị Trung ương 7, khoá X đã ra Nghị quyết 26 về nông nghiệp nông dân nông nông thôn.Cụ thể là: Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá đa dạng có khả năng cạnh tranh cao. Thúc đẩy nhanh và mạnh mẽ quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Song song với việc đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại gắn với hàng hoá thị trường, cần tiếp tục xây dựng nông thôn mới theo hướng hiện đại, công bằng, dân chủ, văn minh.- Không ngừng cải thiện đời sống nông dân.

Tại Đại hội lần thứ XI Đảng ra chỉ rõ ''Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài nguyên, môi trường”. Đặc biệt, Đại hội XI đã bổ sung và làm sâu sắc thêm quan điểm phát triển bền vững, gắn phát triền bền vững với phát triển nhanh, coi phát triến bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược phát triển và trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Đại hội khẳng định: ''Phát triển bền vững là cơ sở để phát triển nhanh, phát triển nhanh để tạo nguồn lực cho phát triển bền vững. Phát triển nhanh và bền vững phải luôn gắn chặt với nhau trong quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển kinh tế - xã hội''.

Sau gần 30 năm đổi mới,nhìn chung, cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn đã có bước chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và có giá trị kinh tế cao. Tiếp tục bảo đảm tốt an ninh lương thực quốc gia, tuy diện tích trồng lúa giảm (khoảng hơn 300 nghìn ha), để chuyển sang nuôi trồng thủy sản và các cây trồng khác có giá trị cao hơn, nhưng sản lượng lương thực vẫn tăng. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sản lượng lúa gạo Việt Nam năm 2013 ước tính 27,65 triệu tấn, tăng so với khoảng 27,15 triệu tấn năm trước. Những năm gần đây, Việt Nam xuất khẩu khoảng 6-7 triệu tấn gạo mỗi năm. Sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầu thị trường để xuất khẩu và thay thế hàng nhập khẩu, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến. Chăn nuôi tăng bình quân 10%/năm; tỷ trọng giá trị chăn nuôi trong nông nghiệp tăng mạnh. Ðàn bò, nhất là bò sữa tăng nhanh. Theo Cục Chăn nuôi, số lượng bò sữa đã tăng từ 41,24 nghìn con năm 2000 lên 128.58 nghìn con năm 2010 và đạt trên 200 nghìn con vào tháng 4/2014. Sản lượng sữa tăng từ 64,7 nghìn tấn năm 2001 lên 456,39 nghìn tấn năm 2013. Năng suất sữa ở bò lai từ 3,25 tấn/chu kỳ năm 2001 lên 4,28 tấn/chu kỳ năm 2013. Năng suất sữa bò trung bình cả nước là 5,186 tấn/chu kỳ năm 2013, cao hơn các nước trong khu vực. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng trưởng liên tục và đạt mức cao. 6 tháng đầu năm 2014, xuất khẩu nhóm hàng nông, lâm sản ước đạt 9,1 tỷ USD, tăng 13,8% so với cùng kỳ 2013; hàng thủy sản đạt 3,5 tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm 2013, chiếm tỷ trọng 5%, tăng so với mức 4,5% của cùng kỳ năm 2013.

Trình độ khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản từng bước được nâng cao theo hướng sử dụng giống mới, công nghệ sinh học, phương thức canh tác tiên tiến để nâng cao năng suất chất lượng nông sản, thủy sản. Có hơn

90% diện tích lúa, 80% diện tích ngô, 60% diện tích mía, 100% diện tích điều trồng mới... được sử dụng giống mới. Công nghệ sử dụng mô hom được đưa nhanh vào sản xuất giống cây rừng, nên năng suất chất lượng rừng được cải thiện. Ngành thủy sản đã sản xuất và đưa vào sản xuất một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Nhiều khâu trong sản xuất nông nghiệp được cơ giới hóa. Trong ngành thủy sản, công suất tàu thuyền đánh bắt không ngừng được nâng cao, một số cơ sở nuôi trồng thủy sản được trang bị các máy móc, thiết bị bảo đảm cho công nghệ nuôi trồng tiên tiến.

Tuy nhiên cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch chậm, cơ bản vẫn là thuần nông. Năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của một số nông sản phẩm còn thấp. Việc nghiên cứu và chuyển giao khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp còn chậm… Đáng quan tâm nhất là ở nông thôn, nạn thiếu việc làm đang rất nghiêm trọng, không chỉ trong những tháng nông nhàn, mà ngày càng nghiêm trọng tại những vùng đất đai chuyển sang công nghiệp hoặc dịch vụ, người dân sau khi nhận được một số tiền đền bù ít ỏi đã trở nên trắng tay, không nghề nghiệp, buộc phải di chuyển ra thành thị. Cái nghèo bám theo họ từ nông thôn ra thành thị, làm tăng thêm số người nghèo vốn đã khá đông ở thành thị. Hàng chục vạn phụ nữ nông thôn phải đi kiếm sống ở xứ người mong có tiền gửi về nuôi sống gia đình.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w