- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngã
2.1.4. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 1 Thuận lợ
2.1.4.1. Thuận lợi
- Thứ nhất: Phú Ninh là huyện có tiềm năng và triển vọng phát triển kinh tế toàn diện như:Có lợi thế phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá theo hướng thâm canh cao. Có tiềm năng phát triển công nghiệp với quy mô lớn, là sân sau của thành phố Tam Kỳ và khu kinh tế mở Chu Lai. Có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái,
nghỉ dưỡng (có hồ Phú Ninh tuyệt đẹp), du lịch văn hoá, lịch sử (đình Chiên Đàn, nhà thờ cụ Phan Chu Trinh, mỏ vàng Bồng Miêu ...). Có tiềm năng mở rộng các hoạt động thương mại - dịch vụ gắn kết với đô thị Tam Kỳ mà nền tảng là các cụm thương mại - dịch vụ rất có triển vọng như: Cây Sanh, Quán Rường, Cẩm Khê ...
- Thứ hai: Địa bàn huyện Phú Ninh thuộc vùng kinh tế động lực của tỉnh Quảng Nam (vùng đồng bằng ven biển), đồng thời là trung độ của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam - Quảng Ngãi). Nhiều dự án trọng điểm quốc gia được đầu tư xây dựng: Đường Hồ Chí Minh giai đoạn 2, Khu kinh tế mở Chu Lai, nhà máy lọc dầu Dung Quất, hệ thống đô thị Tam Kỳ, Hội An, v.v ... Tạo cho huyện có nhiều lợi thế trong phát triển kinh tế - xã hội như: huy động nguồn vốn đầu tư; đào tạo nguồn nhân lực; tiếp cận khoa học công nghệ và gần kề thị trường lớn có thu nhập cao ...
- Thứ ba: Kinh tế trên địa bàn huyện Phú Ninh liên tục có nhịp độ tăng trưởng ổn định ở mức cao, cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Đời sống của người dân ngày một được nâng cao cả về vật chất và tinh thần, số hộ nghèo ngày một giảm; niềm tin của người dân vào Đảng và Chính phủ được củng cố, là cơ sở cho phát huy khối đại đoàn kết trong thúc đẩy phát triển nông thôn văn minh, hiện đại.
- Thứ tư: Nguồn nhân lực dồi dào, lực lượng lao động cần cù chịu khó là cơ hội để huyện thúc đẩy sản xuất phi nông nghiệp phát triển theo mô hình liên kết 3 cấp như của Nhật Bản; mô hình “Ly nông bất ly hương” của Trung Quốc tạo tiền đề tốt để huyện bước vào giai đoạn mới giai đoạn công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
2.1.4.2. Khó khăn
- Thứ nhất: Là huyện thuần nông, điểm xuất phát kinh tế thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nguồn thu ngân sách rất thấp (dưới 10 tỷ đồng/năm), có thể nói Phú Ninh là huyện nghèo nhất trong các huyện đồng bằng của tỉnh Quảng Nam. Do vậy để
tạo sự bứt phá trong phát triển xây dựng mô hình huyện nông thôn mới ngoài phát huy nội lực rất cần sự ưu tiên đầu tư của Tỉnh, Trung ương và các tổ chức khác.
- Thứ hai: Là một địa phương có truyền thống cách mạng, nhưng kinh tế còn chậm phát triển, nên đời sống của các đối tượng chính sách, hộ nghèo còn gặp rất nhiều khó khăn.
- Thứ ba: Chất lượng nguồn nhân lực, trình độ dân trí thấp, tiếp cận kinh tế thị trường, sản xuất sản phẩm hàng hoá ... còn nhiều hạn chế.
- Thứ tư: Hệ thống kết cấu hạ tầng còn yếu và thiếu nghiêm trọng, nhất là cơ sở hạ tầng kinh tế, kỹ thuật trong đó bức xúc nhất là giao thông, vốn đầu tư quá ít ỏi, nên chưa tạo được môi trường thu hút đầu tư.
- Thứ năm: Thị trường tiêu thụ sản phẩm cho khu vực sản xuất nông lâm nghiệp chưa ổn định, người nông dân chưa yên tâm sản xuất, nên tài nguyên chưa được khai thác hợp lý, hiệu quả sản xuất chưa cao.
- Thứ sáu: Vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay trên địa bàn huyện tuy chưa đến mức bức xúc như ở các khu đô thị và khu công nghiệp tập trung. Tuy nhiên trong tương lai cùng với phát triển cần có giải pháp đồng bộ để giải quyết tốt vấn đề môi trường, nhất là môi trường tự nhiên (nguồn nước, đất, không khí, ...); tăng trưởng kinh tế phải đảm bảo tính bền vững.