Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Phú Ninh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững, hiệu

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 93 - 94)

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngã

Đối với việc tính toán chi phí sản xuất trong nông nghiệp hiện nay, Tổng cục Thống kê khảo sát, tính toán và cung cấp hệ số tính toán trong nông

3.1. Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Phú Ninh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững, hiệu

Ninh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững, hiệu quả.

Phát triển một cách toàn diện trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân gắn với xây dựng nông thôn mới có tính bền vững cao. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng trên lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Phấn đấu bình quân hằng năm tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp trên 5%. Tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, tăng tỷ trọng công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, phát triển nông nghiệp sạch, gắn với xây dựng huyện, xã nông thôn mới.

Tiếp tục xây dựng cánh đồng mẫu. Sản xuất một số cây trồng có tính hàng hoá theo định hướng thị trường, duy trì diện tích lúa lai, lúa giống hàng hóa. Nâng diện tích sản xuất lúa chất lượng cao. Đầu tư thâm canh, nâng cao năng suất, sản lượng các loại cây trồng. Khuyến khích nông dân sử dụng các giống mới có chất lượng cao. Tiếp tục xây dựng thương hiệu cho một số nông sản. Phấn đấu nâng giá trị bình quân trên diện tích canh tác hằng năm.

Trong chăn nuôi, phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và tổng đàn; trong đó chú trọng tháo gở những khó khăn về thủ tục đất đai để đẩy mạnh chăn nuôi theo hướng tập trung, thâm canh, hàng hóa. Phát triển đàn gia súc, gia cầm theo hướng nâng cao chất lượng và giá trị; đẩy mạnh phát triển đàn bò lai, nạc hoá đàn heo. Phát triển đàn gia cầm lấy thịt, lấy trứng xem đây là thế mạnh của địa phương cần tập trung đầu tư. Tập trung cải tạo ao, hồ hiện có, nâng cấp cơ sở hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo điều kiện nuôi thuỷ đặc sản; chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kêu gọi đầu tư gắn với quy hoạch sản xuất tập trung nhằm tăng giá trị trên diện tích nuôi.

Chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng chương trình quản lý dịch hại tổng hợp trên các loại cây trồng; quản lý dịch bệnh trên động vật nuôi. Đẩy mạnh cơ giới hoá một số khâu trong sản xuất vào đồng ruộng.

Phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại theo chiều sâu, phát triển kinh tế lâm nghiệp theo hướng chất lượng, bền vững và thật sự có hiệu quả kinh tế cao. Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, tập trung rà soát và hoàn thành công tác giao đất, giao rừng cho nhân dân để yên tâm đầu tư phát triển sản xuất. Đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng, xây dựng các tuyến lâm sinh theo quy hoạch tạo điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và thu hoạch góp phần nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn.

Tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp, tranh thủ nguồn vốn để đầu tư các công trình thủy lợi nhỏ, kiên cố hóa kênh mương, thủy lợi hóa đất màu. Tiếp tục củng cố, đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp một cách toàn diện.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w