- Tăng cường năng lực quản lý của chính quyền địa phương.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trong bối cảnh mở cửa và hội nhập kinh tế là chủ trương lớn đã được Đảng và Nhà nước ta đặt ra từ nhiều năm nay, là một vấn đề cần thiết có ý nghĩa quan trọng cả về lí luận và thực tiễn trong quá trình phát triển kinh tế. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp là tất yếu trong quá trình phát triển kinh tế nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế ngày càng hoàn thiện và hợp lí hơn trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực.
Bám sát mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài đã tập trung phân tích các số liệu thống kê, khảo sát điều tra thực tiễn, lấy ý kiến cán bộ lãnh đạo của huyện, xã. Thực hiện soạn thảo chỉnh sữa nhiều lần nội dung dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đến nay đề tài đã đạt được mục đích yêu cầu đề ra.
1.Đề tài đã làm rõ những cơ sở lý luận về cơ cấu kinh tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, tính tất yếu khách quan phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, bền vững và hiệu quả; những nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp và đặc điểm của nó; đề tài đưa ra hệ thống các chỉ tiêu cơ bản để đo lường hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Đồng thời đề tài đã tổng kết thực tế chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của nước ta, và tổng hợp những bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới t ừ đó rút ra những bài học quý giá cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam. Đây là cơ sở khoa học để phân tích đánh giá thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện Phú Ninh, và đề xuất phương hướng giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện.
2.Dựa vào điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của huyện đề tài đã đánh giá khái quát mặt mạnh và mặt hạn chế của huyện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp; khái quát thực trạng phát triển cơ cấu kinh tế của huyện và đi sâu phân tích thực trạng phát triển cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện Phú
Ninh thời kỳ 2010- 2014. Qua đó cho thấy cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp của huyện đã chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cụ thể tỷ trọng nông nghiệp giảm dần so với công nghiệp và dịch vụ, trong nghành nông nghiệp có xu hướng chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, trong lâm nghiệp diện tích nuôi trồng rừng trong dân có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên sự chuyển dịch đó chủ yếu theo chiều rộng mà chưa theo chiều sâu, trong trồng trọt cây lương thực vẫn là cây chủ đạo, trong chăn nuôi vẫn tập trung vào con vật nuôi truyền thống, chính vì vậy mà chưa khai thác hết các tiềm năng lợi thế của huyện, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn nhiều bất hợp lý, chưa hiệu quả.
3.Để tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển bền vững, hiệu quả đề tài đã đưa ra phương hướng, mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp đến 2020. Mặt khác đề tài đã đưa ra ba nhóm giải pháp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp huyện đó là: Nhóm giải pháp đẩy mạnh công tác quy hoạch cơ cấu ngành sản xuất trong huyện bao gồm các giải pháp sau: Đẩy mạnh quy hoạch ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững hiệu quả; Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng; mở rộng và phát triển thị trường. Nhóm giải pháp phát triển các nguồn lực tại huyện bao gồm các giải pháp sau: Tích cực ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ trong nông nghiệp; tạo lập vốn và đổi mới cơ chế đầu tư; phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; sử dụng hiệu quả tài nguyên gắn với bảo vệ môi trường sinh thái. Nhóm giải pháp về cơ chế chính sách bao gồm các giải pháp sau: Hoàn thiện cơ chế chính sách; tăng cường năng lực quản lý của chính quyền địa phương.
Tóm lạị :Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp huyện Phú Ninh đã có những chuyển dịch theo hướng tích cực và đạt được khá nhiều thành tựu. Song cơ cấu nông nghiệp chưa có sự chuyển biến mạnh, còn chậm, chưa khai thác, phát huy tốt những tiềm năng, lợi thế để tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp. Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững hiệu quả, tránh được
những nguy cơ và thách thức trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tạo đà tăng trưởng và phát triển trong tương lai, huyện Phú Ninh cần tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp tạo mọi điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo quan qiểm, định hướng và mục tiêu đề ra để cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy phân công lại lao động, tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi, giải quyết phần nào tệ nạn xã hội, góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và hiệu quả kinh tế huyện nhà.
2. Kiến nghị
Từ những thực trạng đã được phân tích trên để kết quả nghiên cứu của chúng tôi sớm đi vào cuộc sống góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp, tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, ngoài việc thực hiện tốt các phương hướng, mục tiêu và giải pháp đã xác định nêu trên chúng tôi kiến nghị một số vấn đề chủ yếu sau đây:
- Huyện Phú Ninh cần nắm vững các quan điểm, mục tiêu và định hướng chỉ đạo trong quá trình chuyển dịch CCKT ngành nông nghiệp của Chính phủ, tỉnh Quảng Nam thông qua các nghị quyết, chương trình, chính sách và các văn bản hướng dẫn để từ đó thực hiện và vận dụng một cách linh hoạt đối với địa phương.
- Huyện Phú Ninh cần sớm hoàn thành quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, cần có qui hoạch chi tiết từng ngành, từng lĩnh vực trên cơ sở phối hợp với các ngành chức năng của tỉnh để nhằm cho chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
- Tỉnh Quảng Nam cần có ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho huyện Phú Ninh như: giao thông, thủy lợi và có chính sách thu hút đầu tư, phát triển khoa học công nghệ, tạo điều kiện để người dân có thể tiếp cận với nguồn vốn vay.