Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ trồng trọt

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 55 - 62)

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Quảng Ngã

a. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ trồng trọt

Bảng 2.4. Diện tích đất canh tác và tỷ trọng diện tích đất canh tác của các loại cây trồng. Diện tích đất ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng diện tích đất trồng trọt ha 11.77 0 11.93 0 11.76 8 12.09 8 12.197 Lúa, Ngô ha 7.400 7.450 7.551 7.620 7.650 Tỷ trọng % 62,87 62,45 64,17 62,99 62,72 Dưa hấu ha 700 810 608 817 1.047 Tỷ trọng % 5,95 6,79 5,17 6,75 8,58 Rau các loại ha 450 450 445 455 354,0 Tỷ trọng % 3,82 3,77 3,78 3,76 2,90 Đậu các loại ha 150 150 155 160 165 Tỷ trọng % 1,27 1,26 1,32 1,32 1,35 Cây lang ha 500 500 487 525 450 Tỷ trọng % 4,25 4,19 4,14 4,34 3,69

Cây công nghiệp ha 2.500 2.500 2.450 2.450 2.451

Tỷ trọng % 21,24 20,96 20,82 20,25 20,10

Một số cây trồng hàng năm

khác ha 70 70 72 71 80

Tỷ trọng % 0,59 0,59 0,61 0,59 0,66

Tỷ trọng (lúa, ngô và cây CN) % 84,11 83,40 84,98 83,24 82,82

Biểu đồ 2.9. Diện tích đất canh tác trong nội bộ ngành trồng trọt từ 2010 đến 2014.

Nguồn: Báo cáo thống kê của chi cục Thống kê huyện Phú Ninh.

Bảng 2.10. Tỷ trọng diện tích đất canh tác của các loại cây trồng

Nguồn: Báo cáo thống kê của chi cục Thống kê huyện Phú Ninh.

Diện tích cây lương thực (lúa, ngô) chiếm phần lớn trong diện tích đất canh tác đất trồng trọt so với diện tích của các loại cây trồng khác, diện tích đất này có

lúc tăng, giảm qua các năm. Cụ thể diện tích cây lương thực(ha) lần lượt từ 2010 – 2014 là: 7.400, 7.450, 7.551, 7.620, 7.650, với tỷ trọng (%) lần lượt qua các năm như sau: 62,87, 62,45, 64,17, 62,99, 62,72. Chiếm diện tích canh tác vị trí thứ hai nhưng không lớn là diện tích canh tác cây trồng công nghiệp, có xu hướng giảm dần, cụ thể từ năm 2010 – 2014 diện tích cây công nghiệp(ha) lần lượt qua các năm như sau: 2.500, 2.500, 2.450, 2.450, 2.451. với tỷ trọng(%) thay đổi qua các năm: 21,24, 20,96, 20,82, 20,25, 20,10. Còn lại một số loại cây trồng khác chiếm diện tích khá nhỏ, tỷ trọng diện tích(%) đất lúa, ngô và cây công nghiệp lâu năm từ năm 2010 – 2014 là: 84,11, 83,40, 84,98, 83,24, 82,82. chiếm phần lớn diện tích đất trồng trọt. Tuy nhiên, diện tích đất cây dưa hấu lại có tỉ lệ (%) tăng khá và cũng giảm thất thường trong thời gian vừa qua, từ năm 2010 – 2014 diện tích tăng tương ứng: 700, 810, 608, 817, 1.047, do giá cả mặt hàng dưa hấu có lúc được mất thất thường nên có sự tăng trưởng không ổn định, nhưng có thể nói đây là loại cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của huyện nhà, rất nhiều nông dân, hộ gia đình đã thoát nghèo từ cây dưa, cây dưa hấu là một phần không thể thiếu của một số xã như Tam Phước, Tam An, Tam Lộc, có thể nói đây là vựa dưa của cả huyện với thương hiệu dưa đã trở nên nổi tiếng cả nước. Còn lại diện tích đất của một số loại cây trồng như đậu, lang, và các loại cây trồng hằng năm có diện tích rất ít và ít có điều kiện phát triển lên. Như vậy, đối với huyện Phú Ninh thì diện tích trồng cây lúa, ngô vẫn là chủ lực, tuy nhiên đây là loại cây trồng có giá trị kinh tế chưa cao, người dân khó có điều kiện phát triển nếu dựa vào hai loại cây trồng này.

Bảng 2.5. Giá trị sản xuất nội bộ trồng trọt từ năm 2010 đến 2014

ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 Giá trị trồng trọt 232.60 6 332.42 0 327.98 8 348.79 3 380.258 Lúa, Ngô tr.đ 148.550 208.43 9 235.475 229.95 1 233.305 Tốc độ phát triển định gốc % 140 159 155 157 Tỷ trọng % 63,86 62,70 71,79 65,93 61,35

Dưa hấu tr.đ 35.618 52.045 32.830 55.687 75.580 Tốc độ phát triển định gốc % 146 92 156 212 Tỷ trọng % 15,31 15,66 10,01 15,97 19,88 Rau các loại tr.đ 9.769 13.919 11.323 9.388 Chỉ tiêu Tốc độ phát triển định gốc % 142 116 96 64 Tỷ trọng % 4,20 4,19 3,45 2,69 1,66 Đậu các loại tr.đ 491 433 475 545 949 Tốc độ phát triển định gốc % 88 97 111 193 Tỷ trọng % 0,21 0,13 0,14 0,16 0,25 Cây lang tr.đ 1.241 1.320 1.434 1.994 2.431 Tốc độ phát triển định gốc % 106 116 161 196 Tỷ trọng % 0,53 0,40 0,44 0,57 0,64

Cây công nghiệp tr.đ 36.908 56.231 46.416 50.732 61.587

Tốc độ phát triển định gốc % 152 126 137 167 Tỷ trọng % 15,87 16,92 14,15 14,55 16,20 Một số cây trồng hàng năm khác tr.đ 29 33 35 496 105 Tốc độ phát triển định gốc % 114 121 1.710 362 Tỷ trọng % 0,01 0,01 0,01 0,14 0,03

Nguồn: Báo cáo thống kê của chi cục Thống kê huyện Phú Ninh.

Trong nội trồng trọt giá trị sản xuất của nhóm cây lương thực có sự đóng góp rất lớn trong giá trị sản xuất, giai đoạn 2011 - 2014 có sự tăng trưởng khá ổn định, cụ thể tốc độ tăng trưởng qua 5 năm lần lượt là 140%, 159%, 155%, 157%. chiếm tỉ trọng tương ứng: (%) 62,70, 71,79, 65,93, 61,35. Đóng góp vào giá trị sản xuất trồng trọt của huyện đứng ở vị trí thứ hai sau cây lương thực là cây công nghiệp, tuy

nhiên tốc độ tăng trưởng không ổn định nhưng so với năm 2010 năm 2014 tăng lên 167%. Trong khi đó, cây dưa hấu những năm gần đây tốc độ tăng trưởng định gốc cao, cụ thể so với năm 2010 tốc độ phát triển năm 2013 là 56%, năm 2014 tăng lên 112% . Giá trị sản xuất đậu các loại, giá trị sản xuất cây lang và giá trị sản xuất một số cây hằng năm khác mặc dầu hiện tại giá trị đóng góp không lớn trong giá trị sản xuất trồng trọt nhưng tốc độ phát triển khá cao qua các năm cụ thể tốc độ phát triển lần lượt năm 2014 so với năm 2010 là 193%, 196% và 362%.

Biểu đồ 2.11. Giá trị sản xuất trong nội bộ trồng trọt từ năm 2010 đến 2014

Nguồn: Báo cáo thống kê của chi cục Thống kê huyện Phú Ninh.

Cho thấy cây lương thực chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp qua các năm cụ thể năm 2010: 63,86%, 2011: 62,7%, năm 2012: 71,79%, năm 2013: 65,93%, năm 2014: 61,35%. Còn lại tỷ trọng của các loại cây trồng khác chiếm dưới 40%, cụ thể năm 2014 tỷ trọng các loại trong nội bội ngành trồng trọt như sau: dưa hấu 19,88% tăng so với năm 2010 (15,31%), rau các loại: 1,66% giảm so với năm 2010 (4,2%), đậu các loại: 0,21% tăng so với 2010 (0,21) cây lang: 0,64% tăng so với 2014 (0,53%), cây công nghiệp 16,2% tăng so với năm 2010 (15,87%), cây trồng hằng năm 0,03% tăng so với năm 2010 (0,01%).

Biểu đồ 2.12. Tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt từ năm 2010 đến 2014

Nguồn: Báo cáo thống kê của chi cục Thống kê huyện Phú Ninh.

Giai đoạn 2010 - 2014 cây lương thực lúa ngô là cây đóng góp chính vào giá trị sản xuất trong ngành trồng trọt, và chiếm diện tích đất canh tác lớn nhất qua các năm. Nhận thức cây lương thực là cây chủ lực do đó trong thời gian qua huyện đã tập trung lãnh chỉ đạo đơn vị triển khai thực hiện công tác quy hoạch sản xuất gắn với dồn điền, đổi thửa, chương trình cấp 1 hóa giống lúa, nâng cao trình độ thâm canh, đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi và nhân rộng diện tích cánh đồng cho thu nhập cao, cánh đồng mẫu, cánh đồng kỹ thuật; công tác phòng, chống dịch bệnh trong nông nghiệp đã góp phần làm cho sản xuất nông nghiệp của huyện có nhiều chuyển biến rõ rệt, tốc độ tăng trưởng hằng năm đều tăng; năm 2014 năng suất lúa bình quân từ 55,34 tạ/ha (năm 2010) lên 59,54 tạ/ha (tăng 4,2 tạ/ha so với năm 2005), cao nhất so với các huyện phía Nam của tỉnh; diện tích sản xuất đại trà trên chân chủ động nước cơ bản dùng giống kỹ thuật và hạt giống nguyên chủng để sản xuất; diện tích sản xuất lúa giống hàng hóa, lúa chất lượng cao, diện tích cánh đồng mẫu, cánh đồng có

thu nhập cao được nhân rộng trên địa bàn toàn huyện. Trong đó: diện tích lúa lai và lúa giống hàng hóa năm 2014 là 1.425 ha, đạt 95% kế hoạch (tăng trên 44% so với năm 2010 (năm 2010: 900 ha); lúa chất lượng cao (LD1, HT1, PC6,…) trên 1.200 ha, đạt 171,4% kế hoạch (700 ha); dưa hấu 1.047, đạt 130,8% kế hoạch (800 ha); diện tích sản xuất ngô 850 ha, đạt 80% kế hoạch. Triển khai các vùng sản xuất rau chuyên canh theo hướng an toàn tại các xã Tam An, Tam Đàn,… bước đầu đem lại hiệu quả. Giá trị bình quân trên đơn vị diện tích canh tác cây hằng năm 58,2 triệu đồng/ha, đạt 105,8% kế hoạch (55 triệu đồng/ha); tăng 13,2 triệu/ha so với 2010. Diện tích cánh đồng có thu nhập cao ổn định trong các năm gần 1.000, đạt 77% kế hoạch.

Tuy cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu nội bộ ngành trồng trọt nhưng tốc độ phát triển thấp hơn so với các loại cây trồng khác như dưa hấu rau lang các loại, đậu, các loai cây hằng năm khác và cây công nghiệp điều này chứng tỏ trong những năm qua đã có sự chuyển dịch đáng kể từ cây lúa sang các loại cây trồng khác. Từ năm 2010 – 2014 đã chuyển đổi hàng trăm ha đất lúa sang trồng các loại cây trồng cạn như ngô lai, lạc, dưa hấu, rau chuyên canh, … có giá trị kinh tế cao hơn. Đặc biệt là cây dưa hấu, tuy có tỷ trọng diện tích nhỏ, bình quân giai đoạn 2010 – 2014 chiếm 6,7% nhưng có giá trị đóng góp lên đến 16,20%, điều này càng khẳng định cây dưa hấu có giá trị kinh tế cao hơn so với các loại cây trồng khác. Như vậy trong nội bộ ngành trồng trọt của huyện mặc dù khá chậm chạp nhưng đã có sự chuyển dịch đúng hướng từ độc canh cây lúa sang cơ cấu cây lúa và các loại cây trồng khác đặc biệt là các loại cây có giá trị kinh tế cao như dưa hấu, đậu, cây lang.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành nông nghiệp ở huyện phú ninh, tỉnh quảng nam (Trang 55 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w