phối doanh nghiệp và dân chúng, khiến họ ít nhiều thay đổi hành vi của mình. Tác động này ảnh hưởng đến cân bằng thịtrường.
Trong thuế gián thu, người chịu ảnh hưởng đầu tiên là doanh nghiệp,
sau đó được chuyển qua nhiều bậc đến người tiêu dùng, tạo hiện tượng chuyển thuế. Chuyển thuế xảy ra theo một trong ba trường hợp:
Một là: doanh nghiệp chuyển hết thuế vào người tiêu dùng bằng cách cộng thuế vào giá bán và người tiêu dùng mua với giá cao hơn. Trường hợp này gọi là thuận chuyển.
Hai là: doanh nghiệp chuyển một phần thuế vào người tiêu dùng
nghĩa là gánh nặng thuế được san sẻ giữa hai người.
Ba là: doanh nghiệp chịu toàn bộ gánh nặng thuế, tức là người mua chuyển tất cả số thuế ngược lại cho người bán bằng cách mua giá thấp.
Trường hợp này gọi là nghịch chuyển.
Ranh giới giữa chuyển thuế nghịch và thuế thuận không phải lúc nào
cũng mang ý nghĩa tuyệt đối mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khác (độ co giãn cung cầu theo giá, cơ chếđánh thuế).
Nghiên cứu tác dụng thuế lên cân bằng thị trường cho thấy một số vấn
đềnhư sau:
Mỗi sản phẩm có độ co giãn thiết yếu khác nhau đối với con người và
chúng được cung cấp và theo những cách khác nhau. Sự nhạy cảm của người
tiêu dùng trước thay đổi giá cả không thể giống nhau. Khi ấn định thuế lên một hoạt động kinh doanh hay một mặt hàng nào đó, Chính phủ cần quan tâm
đến độ co giãn cung cầu của mặt hàng này để xác định người thực sự chịu thuế, tức là gánh nặng thuế cuối cùng sẽ dồn vào vai ai?
Các sản phẩm thuộc loại thiết yếu,được đa số dân chúng tiêu dùng có
tăng thuế trên nhu yếu phẩm thì dân nghèo bị thiệt thòi trước hết. Do đó,
không phải mặt hàng nào dễ chuyển thuế thì Chính phủ áp dụng thuế suất cao, còn mặt hàng nào khó chuyển thuế thì ngược lại. Ở đây chúng ta cần nhắc lại rằng đánh thuế là san sẻ gánh nặng,cũng chỉ ra phạm vi toàn xã hội theo khả năng.