Loại hình Doanh nghiệp
3.2.2. Yêu cầu hoàn thiện công tác quản lý thuế
Nhằm đạt được các mục tiêu của quản lý thu thuế như đã đề cập, trong quá trình xây dựng và hoàn thiện công tác quản lý thu thuế đối với các doanh nghiệp, cần quán triệt đầy đủ các yêu cầu sau đây:
thu đủ, thu kịp thời vào ngân sách Nhà nước.
- Thu đúng, thu đủ, thu kịp thời là yêu cầu có tính nguyên tắc trong quản lý thu thuế. Có thu đúng mới đảm bảo được tính nghiêm minh của pháp luật về thuế, tạo cho người nộp thuế có niềm tin vào hệ thống pháp luật. Có thu mới đảm bảo được kế hoạch chi của ngân sách Nhà nước, đồng thời
phát huy được tác dụng tích cực của các sắc thuế. Có thu kịp thời mới hạn chế được sự chiếm dụng nguồn thu của ngân sách Nhà nước từ người nộp thuế. Chính vì lẽ đó việc tìm kiếm các giải pháp hoàn thiện quản lý thu thuế phải
được các yêu cầu này.
- Sử dụng các biện pháp quản lý thu thuế một cách linh hoạt, mềm dẻo phù hợp với diễn biến khách quan của quá trình sản xuất kinh doanh Ở từng
cơ sở quyền lực Nhà nước về quản lý thu thuế là thống nhất, không phân chia
nhưng có sự phân công giữa các cấp trong nội bộ ngành và có sự phối hợp với
cơ quan Nhà nước và chính quyền địa phương cùng cấp để thực hiện chức
năng, nhiệm vụ được giao. Phương thức quản lý thu thuế là quản lý bằng Pháp luật. ngoài ra, quản lý thu thuế còn sử dụng các phương pháp quản lý
khác nhau như phương pháp kinh tế, phương pháp tổ chức, phương pháp giáo
dục chính trị tư tưởng... Các biện pháp quản lý thu thuế phải phù hợp với hệ
thống chính sách thuế, phải bảo đảm tính linh hoạt, dễ làm, dế hiểu, quy trình quản lý thuế không gò bó, gượng ép, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối
tượng nộp thuế. Mỗi khi hệ thống chính sách thuế thay đổi thì biện pháp, quy trình quản lý thu thuế cũng phải thay đổi theo, để tổ chức thực thi hệ thống
chính sách đó trong xã hội.
Mọi luật thuế, chính sách của chính phủ, quyết định, chủ trương, biện pháp của ngành đều được thực thi tại các cơ quan thuế địa phương cơ sở.Ngành
thuế ở các địa phương có vai trò quyết định năng lực thực hiện nhiệm vụ của
toàn ngành. Trên cơ sở tuân thủ các luật thức đã ban hành trong quản lý thu thuế Ở các địa phương cần phải hạn chế tối đa các thủ tục phiền hà tiêu cực,
đảm bảo điều kiện tối đa cho đối tượng nộp thuế. Các biện pháp thu thuế một mặt phải đảm bảo yêu cầu động viên nguồn thu vào ngân sách Nhà nước, mặt khác phải tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh của người nộp thuếđược Pháp luật thừa nhận tiến hành trôi chảy.
- Tối thiểu hóa các chi phí phát sinh do quá trình thực hiện các biện pháp quản lý thu thuế từ phía người nộp cũng như phía cơ quan thu thuế. Việc xác lập và thực thi các biện pháp quản lý thu thuế luôn luôn phát sinh các chi phí từ các phía cơ quan thuế cũng như phía người nộp thuế, đó là một thực tế
khách quan. Vấn đề đặt ra là làm sao mà sử dụng thuế thu về cho Nhà nước với một chi phí ít nhất. Đó chính là vấn để cốt lõi cần quan tâm trong việc xác lập và thực thi biện pháp quản lý thu thuế.
3.3 CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐI ̣A BÀN TỈNH THUẾ ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐI ̣A BÀN TỈNH CHĂM PA SẮCGIAI ĐOẠN 2016 - 2021
Với những đặc điểm vốn có như đã phân tích ở trên, thuế có vai trò là công cụ chủ yếu trong việc tập trung nguồn lực vào ngân sách Nhà nước đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và thực hiện điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế.
Nhà nước có thể thực hiện phát hành tiền, vay trong nước hoặc vay
ngoài nước, bán tài sản quốc gia và đánh thuế để huy động nguồn lực nhằm duy trì sự tồn tại của bộ máy và trang trải các chi phí thực hiện các chức năng
nhiệm vụ mình. Phát hành tiền để chi tiêu là biện pháp đơn giản nhất, song việc phát hành tiền thiếu cơ sở vật chất đảm bảo sẽ gây hậu quả tiêu cực đối với các
quá trình kinh tế xã hội. Vay nợ trong nước hay ngoài nước, suy cho cùng thì
cũng phải tìm nguồn để trả nợ, không chỉ nợ gốc mà cả tiền lãi và nếu vay
ngoài nước còn bị lệ thuộc vào bên ngoài về chính trị - kinh tế ở mức độ nhất
định. Tài sản quốc gia cũng chỉ có giới hạn nhất định, nên việc bán tài sản quốc gia không thể được coi là biện pháp chủ yếu để huy động nguồn lực cho Nhà
nước. Do vậy, ở hầu hết các quốc gia, thuế là công cụ giữ vai trò chủ yếu trong việc huy động nguồn lực đểđáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
Quá trình phát triển thuế qua các thời đại cho thấy khi Nhà nước nhận thức về thuế ngày càng đầy đủ thì càng sử dụng thuế một cách thành thạo và linh hoạt và do đó càng phát huy vai trò của thuế đối vớisự phát triển kinh tế
xã hội. Nếu như ở thời gian đầu thuế đóng vai trò tạo khoản thu chủ yếu cho
ngân sách Nhà nước thì đến nay thuế đã được sử dụng như một công cụ sắc
bén để điều chỉnh hoạt động kinh tế vĩ mô và là một công cụ góp phần tạo ra công bằng xã hội, thể hiện qua các lĩnh vực dưới đây.Phân cấp quản lý thuế là một khâu có ảnh hưởng quan trọng đến hiệu quả quản lý thuế. Nếu phân cấp phù hợp sẽ tạo điều kiện để quản lý đối tượng nộp thuế tốt hơn, các chi phí
quản lý có thể được tiết kiệm dẫn đến tăng hiệu quả quản lý thuế. Tuỳ theo
điều kiện, khả năng của từng cơ quan thuế từ trung ương tới địa phương mà
tiến hành phân cấp quản lý cho phù hợp. Trong thời gian tới, trong lĩnh vực phân cấp cần chú ý thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Nên giaocho Vụ thuế đảm nhiệm vai trò quản lý ở tầm vĩ mô, nghiên cứu xây dựng và đề nghị cấp trên sửa đổi bổ sung một số điều luật, nhằm ngăn
chặn và giảm thiểu các kẽ hở, đáp ứng ngày càng tốt hơn với tình hình thực tiễn của công tác quản lý và thu thuế trong thời kỳ mới, bởi lẽ Chăm Pa Sắc là một tỉnh đang phát triển, nền kinh tế có những bước phát triển hết sức nhanh và mạnh mẽ. Do đó, các thành phần kinh tế cũng có sự phát triển nhanh chóng và
đa dạng về hình thái kinh doanh. Trong bối cảnh đó, việc có được một hệ thống chính sách pháp luật chặt chẽ và hiệu quả là vô cùng quan trọng, nhằm giúp công tác quản lý được triệt để hơn, đồng thời ngăn ngừa hiệu quả hơn tình
trạng gian lận, trốn lậu thuế, giúp khai thác nguồn thu, tăng thu cho ngân sách Nhà nước.
- Chỉ nên để cho Vụ thuế quản lý các doanh nghiệp trọng điểm và mang tính chiến lược quốc gia như: ngành điện lực; ngành quốc phòng. Còn
đối với các ngành sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực khác thì nên giao toàn bộ các đơn vị sản xuất kinh doanh cho các Sở thuế các tỉnh, thành phố
trực tiếp quản lý. Đồng thời cần phân cấp quản lý cụ thể tại các bộ phận quản lý ở các Sở thuế như: có thể căn cứ vào quy mô doanh nghiệp để phân cấp thành một bộ phận phụ trách quản lý các doanh nghiệp lớn, một bộ phận phụ
trách quản lý các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc cũng có thể căn cứ vào loại hình doanh nghiệp để phân cấp quản lý thành bộ phận quản lý các doanh nghiệp Nhà nước, một bộ phận quản lý các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, một bộ phận quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Việc triển
khai được mô hình quản lý như vậy sẽ thúc đẩy tốt hơn công tác quản lý vì nó tạo được sự chuyên sâu cao hơn, quản lý sát sao hơn giúp công tác quản lý thu thuế ngày một tốt hơn.