Những tồn tại trong công tác quản lý thuế đốivới doanh nghiệp ở

Một phần của tài liệu hoà n thiên công tác quả n lý thu thuế tại cục thuế tỉnh chăm pa sắc nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 74 - 79)

Loại hình Doanh nghiệp

2.3.2. Những tồn tại trong công tác quản lý thuế đốivới doanh nghiệp ở

Tỉnh Chăm Pa Sắc hiện nay

Trong những năm qua, cùng với ngành thuế cả nước, ngành thuế tỉnh

Chăm Pa Sắc đã có nhiều cố gắng trong công tác quản lý thu thuế nói chung ,

cũng như quản lý thu thuế vào các doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm, công tác quản lý thuế thu vào các doanh nghiệp vẫn còn một số tồn tại chính sau đây:

Về quản lý đối tượng nộp thuế.Vẫn chưa nắm thật chắc đối tượng nộp thuếđặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ và các hộ kinh doanh cá thể.

Về quản lý doanh thu tính thuế. Tình trạng khai man, trốn thuế, khai doanh số thực tế thấp hơn nhiều so với doanh số thực tế kinh doanh vẫn còn xảy ra khá phổ biến ở các doanh nghiệp.

Việc cấp phát, quản lý thu hồi hóa đơn của cơ quan thuế vẫn còn chưa

kịp thời, lúng túng, nhiều doanh nghiệp bán hàng, hoặc cung ứng dịch vụ thu tiền không lập hóa đơn, bán hóa đơn khống nhằm mục đích trốn lậu thuế vẫn còn khá phổ biến.

Công tác thu nộp thuế mặc dầu đã có nhiều tiến bộ song vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp dây dưa, chây ỳ nộp chậm thuế. Việc xử lý thuế chưa thật nghiêm minh nên gây khó khăn cho công tác thu nộp thuế.

Về công tác thanh tra, kiểm tra. Hiện nay việc vi phạm pháp luật về

thuế còn diễn ra thường xuyên đòi hỏi công tác thanh tra kiểm tra phải làm

thường xuyên, kịp thời để ngăn ngừa sai phạm, song công tác này vẫn còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ ngân sách Nhà nước.

Về công tác tuyên truyền - tư vấn thuế.Đây là một tồn tại lớn nhất trong ngành.

Các cơ quan quản lý nhà nước chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong công tác quản lý thuế. Chính quyền các cấp chưa tích cực tạo điều kiện thuận lợi

cho cơ quan thuế làm việc. Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên, xuất phát từ nhiều yếu tố:

Nguyên nhân từ cơ quan thuế: có thể do trình độ quản lý còn yếu, bộ

máy tổ chức kém hiệu quả, hay có thể do trình độ chuyên môn của cán bộ

quản lý chưa cao hoặc có thể do chính sách thuế thay đổi liên tục, diễn giải không rõ ràng, còn có những thiếu sót, sơ hở dẫn đến việc hiểu sai luật thuế

do đó sẽ dẫn thực hiện sai. Hoặc cũng có thể do trình độ cán bộ còn yếu, nên không thể phát hiện ra những gian lận, sai sót trong các hóa đơn, chứng từ, sổ

sách do vậy người nộp thuế có thể trốn thuế.

Thủ tục hành chính trong lĩnh vực thuế đã được cải thiện nhiều, song vẫn còn nhiều phiền hà, gây khó khăn cho người nộp thuế. Nhiều quy trình quản lý thuế chưa được rả soát, xem xét sửa đổi do vậy gây tâm lý sợ đến cơ

quan thuế, của người nộp thuế.

Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và pháp nhân cho

nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, nhằm sử dụng cho mục đích công.

Lịch sử đã chứng minh thuế ra đời là cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời , tồn tại và phát triển của nhà nước.

Thất thu thuế được hiểu là hiện tượng, trong đó những khoản tiền từ

các cá nhân, tổ chức có tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hay có những điều kiện cơ sở vật chất nhất định so với khả năng của họ cần phải

động viên vào ngân sách Nhà nước, song vì những lý do xuất phát từ những

nhà nước hay người nộp thuế mà những khoản tiền đó không được nộp vào

ngân sách Nhà nước.

Như vậy có thể hiểu thất thu thuế có hai hình thức đó là: Thất thu thực và thất thu tiềm năng.

- Thất thu thuế thực: Được hiểu là những khoản tiền phải thu vào ngân sách

Nhà nước đã được quy định trong luật nhưng thực tế vì lý do nào đó không được nộp vào ngân sách Nhà nước.

- Thất thu thuế tiềm năng: Được hiểu là những khoản tiền thuộc khả năng

tiềm tàng trong nền kinh tế, đáng lẽ phải được khai thác động viên vào

Trong lịch sử phát triển của xã hội, nhà nước ra đời là tất yếu khách quan trong xã hội có giải cấp thống trị, nhà nước cần có nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của mình. Nguồn này được lấy bằng cách động viên một phần thu nhập của các tầng lớp trong xã hội phải tuân theo. Nhu cầu chi tiêu của nhà nước càng nhiều, thì mức động viên của thuế càng cao. Tuy nhiên trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu của các nhà kinh doanh là tối đa

hóa lợi nhuận, vì vậy họ luôn tìm cách để làm tăng doanh thu, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình, mà thuế cũng là một khoản chỉ mà họ phải nộp cho nhà nước nên, sẽ làm giảm lợi nhuận mà họ thu được.

Do đó, vì lợi ích của mình họ luôn tìm cách làm giảm số thuế đáng lẽ phải nộp mà trốn được thuế không phải nộp thì càng tốt. Như vậy, trong thuế luôn tồn tại mâu thuẫn giữa lợi ích của nhà nước và lợi ích của người kinh doanh.

Thuế không chỉ là công cụ quan trọng của nhà nước để quản lý nên kinh tế, mà còn là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.Thông qua việc thu thuế nhà nước có thể tập trung một phần nguồn lực xã hội vào tỉnh Chăm

Pa Sắc để có thể thực hiện chức năng của mình.

Do kinh tế được chuyển đổi sang cơ chế thị trường nên công tác tư vấn

đã trở thành yêu cầu cấp thiết, phổ biến trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như các lĩnh vực khác trong cuộc sống. Trong lĩnh vực thuế, tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế là một bộ phận hết sức quan trọng trong sự nghiệp tăng cường pháp chế XHCN, phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả

và sức cạnh tranh lành mạnh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, sự thay đổi hoặc ban hành một chính sách mới cùng với việc sửa đổi, ban hành các biện pháp hành thu đòi hỏi phải được tuyên truyền, phổ biến, giáo dục rất kỹ càng cho mọi tầng lớp quần chúng nhân dân đặc biệt là các

chính thuế không thể vận hành tốt nếu không có sự tham gia của tư vấn thuế - với tư cách là cầu nối giữa cơ quan thuếvà đối tượng nộp thuế.

Thời gian qua vụ thuế,cũng như Sở thuế tỉnh Chăm Pa Sắcđã có quan

tâm đến nội dung này và đã cho thành lập một bộ phận xử lý thông tin tin học và một bộ phận tư vấn hỗ trợ đối tượng nộp thuếởSở thuế. Tuy nhiên hoạt

động này còn hạn chế cả trong công tác tuyên truyền thuế, cũng như tư vấn thuế cho đối tượng nộp thuế chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính thuế trong quy trình cơ sở tự tính thuế - tự kê khai và nộp thuế vào Kho bạc

Nhà nước.

Từ khi CHNCND Lào thực hiện đổi mới, Đảng và Nhà nước phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế trong xã hội có thể tự do sản xuất, kinh doanh theo pháp luật trong đó có việc tự do lựa chọn loại hình doanh nghiệp, Nhà nước cho phép các cá nhân, tổ chức trong xã hội được tự do sản xuất kinh doanh theo quy định của pháp luật. Nhờ chính sách thông thoáng của nhà nước, đặc biệt là khi luật kinh doanh 2005 được áp dụng và sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cùng với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào kinh tế thế giới, các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh phát triển ngày càng mạnh mẽ cả về quy mô, số lượng và lĩnh vực hoạt động. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh kinh doanh trong nhiều lĩnh vực khác nhau, ở nhiều địa bàn khác nhau do vậy cũng đã góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên hiện nay việc quản lý thuế đối với các doanh nghiệp này vấn còn nhiều bất cập. Mặc dù luật thuế có GTGT

đã thực hiện được một thời gian khá dài nhưng công tác quản lý chưa chặt chẽ

vì vậy một số doanh nghiệp đã lợi dụng để trốn, lậu thuế, do đó một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành thuế nói chung và chi cục thuế Tỉnh

Chăm Pa Sắc nói riêng , là phải tăng cường thống nhất thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp , tổ chức có hoạt động sản xuất , kinh doanh nhất là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhằm tránh thất thoát cho ngân sách nhà

nước và đảm bảo sự công bằng cho các doanh trong việc thực hiện nghĩa vụ

thuế với nhà nước.

Một phần của tài liệu hoà n thiên công tác quả n lý thu thuế tại cục thuế tỉnh chăm pa sắc nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)