Khái niệm, mục tiêu, yêu cầu của quản lý thuế.

Một phần của tài liệu hoà n thiên công tác quả n lý thu thuế tại cục thuế tỉnh chăm pa sắc nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 37 - 38)

Khái niệm: Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các tổ chức, cá

nhân cho nhà nước theo mức độ và thời hạn được pháp luật quy định, không nang tính chất hoàn trả trực tiếp, nhằm sử dụng cho mục đích chung toàn xã

hội.

- Thuế mang tính pháp lý, thuế gắn liền với quyền lực Nhà nước; - Thuế là một phần thu nhập bắt buộc phải nộp cho Nhà nước;

- Thuế là hình thức chuyển giao thu nhập mang tính chất hoàn trả trực tiếp.

Như vậy, hoạt động quản lý thuế là một đòi hỏi khách quan của quá trình kinh tế, Nhà nước cần phải thực hiện.

Theo luật pháp thuế , “Quản lý thuế là quá trình thực thi các chức năng

quản lý, từ quản lý đăng ký thuế, kê khai thuế, tính thuế, ấn định thuế, nộp thuế, kiểm tra thuế, cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính thuế, xử lý vi phạm pháp luật thuế và giải quyết khiếu nại tố cáo về thuế”.

Quản lý thuế được hiểu là những hoạt động thường xuyên của cơ quan

thuế hướng về phía đối tượng nộp thuế nhằm đảm bảo thu thuế đầy đủ, kịp thời và đúng luật định.Khi hiểu biết chung của xã hội về ý nghĩa và vai trò

của thuế ngày càng gia tăng, thi càng đòi hỏi bộ máy quản lý thuế phải không ngừng hoàn thiện tính chuyên nghiệp và hợp tác thân thiện với người nộp thuế. Quản lý thuế phải hướng vào các mục tiêu:

Thứ nhất, quản lý thuế phải thu đúng,thu đủ, kịp thời theo luật định. Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, từ đó Nhà nước có nguồn để chi, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước đểđảo bảo mục tiêu trong quản lý thuế.

Thứ hai,vận dụng thống nhất các văn bản pháp luật về thuế và xây dựng các biện pháp quản lý thuế phù hợp với thực trạng kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, tạo thuận lợi cho người thu và nộp thuế, tối thiểu hóa chi phí hành thu.

Thứ ba, quản lý thuế phải gắn với việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô của nhà nước trong từng thời kỳ.

Quản lý thuế đảm bảo nguyên tắc tuân thủ pháp luật, đòi hỏi quy trình xây dựng biện pháp quản lý thuế phải xuất phát từ các luật thuế, luật quản lý thuế và nằm trong khuôn khổ luật quy định. Nguyên tắc thống nhất, tập trung trong quản lý thuế có nghĩa là quy trình tổ chức và quản lý thuếđược áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước, cho các quản lý thuế theo luật định và người nộp thuế. Nguyên tắc công bằng trong quản lý thuế, nghĩa là mọi công dân phải có nghĩa vụ đối với nhà nước, phù hợp với khả nặng tài chính của mình. Nguyên tắc mimh bạch đòi hỏi các khâu trong quy trình quản lý thuế phải

được công khai hóa. Nguyên tắc thuận tiện, tiết kiệm và hiệu quả để tạo ra những thuận lợi và tiết kiệm tối đa chi phí về thời gian, vật chất và tiền của cơ

quan thuếvà cho người nộp thuế.

Một phần của tài liệu hoà n thiên công tác quả n lý thu thuế tại cục thuế tỉnh chăm pa sắc nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)